Dân tháo dỡ nhà đi dựng lán tạm để ở vì sợ núi lở vùi lấp

15/09/2022 - 10:49

PNO - Lo sợ sạt lở đất vùi lấp nhà cửa, nhiều người dân ở xã vùng cao Nghệ An đành phải tháo dỡ nhà, di dời tài sản đến trường mầm non hoặc dựng lều tạm sống tạm thời.

 

Xã Bảo Nam (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua ở Nghệ An. Tối 4/9, một trận lũ ống bất ngờ ập về khiến 4 ngôi nhà bị đổ sập hoàn toàn, hơn chục ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng. May mắn thời điểm này người dân đã kịp sơ tán nên không có thiệt hại về người.
Xã Bảo Nam (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua ở Nghệ An. Tối 4/9, một trận lũ ống bất ngờ ập về khiến 4 ngôi nhà bị đổ sập hoàn toàn, hơn chục ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng. May mắn thời điểm này người dân đã kịp sơ tán nên không có thiệt hại về người
Mưa lớn kéo dài khiến tình trạng sạt lở đất xảy ra ở nhiều khu vực, làm cô lập nhiều tuyến đường, nhiều nhà dân cũng rơi vào tình trạng báo động khi đất đá sạt lở đã lấn sát vào căn nhà.
Mưa lớn kéo dài khiến tình trạng sạt lở đất xảy ra ở nhiều khu vực, làm cô lập nhiều tuyến đường, nhiều nhà dân cũng rơi vào tình trạng báo động khi đất đá sạt lở đã lấn sát vào căn nhà
Tại bản Nam Tiến 2 (xã Bảo Nam), một vết nứt lớn trên sườn núi, kéo dài hơn 500m chạy xuyên qua bản, nhiều đoạn đi qua giữa nhà dân. Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã phải vận động hơn 50 hộ dân ở bản này di dời đến sống tạm ở nhà người thân, trường mầm non của xã để đảm bảo an toàn.
Tại bản Nam Tiến 2 (xã Bảo Nam), một vết nứt lớn trên sườn núi, kéo dài hơn 500m chạy xuyên qua bản, nhiều đoạn đi qua giữa nhà dân. Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã phải vận động hơn 50 hộ dân ở bản này di dời đến sống tạm ở nhà người thân, trường mầm non của xã để đảm bảo an toàn
Ông Cụt Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Nam - cho biết, ngoài ra hiện còn có rất nhiều hộ dân có nguy cơ bị vùi lấp nhà do sạt lở đất. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, 13 hộ dân đã phải tháo dỡ nhà cửa vận chuyển đi nơi khác.
Ông Cụt Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Nam cho biết, hiện còn rất nhiều hộ dân có nguy cơ bị vùi lấp nhà do sạt lở đất. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, 13 hộ dân đã phải tháo dỡ nhà cửa vận chuyển đi nơi khác
Các lực lượng chức năng hỗ trợ người dân tháo dỡ nhà sàn, di dời tài sản khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đất.
Các lực lượng chức năng hỗ trợ người dân tháo dỡ nhà sàn, di dời tài sản khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đất
Một số căn nhà được xây dựng kiên cố cũng phải tháo dỡ do bị đất vùi lấp.
Một số căn nhà được xây dựng kiên cố cũng phải tháo dỡ do bị đất vùi lấp
“Trong thời gian chờ đợi đất tái định cư, những hộ dân đã tháo dỡ nhà họ dựng tạm các lán trại nhỏ, tận dụng từ các loại vật liệu có sẵn để ở tạm thời”, ông Thắng nói và cho biết, trước mắt chính quyền địa phương đã hỗ trợ mỗi hộ một ít gạo, tiền mặt để sinh hoạt.
“Trong thời gian chờ đợi đất tái định cư, những hộ dân đã dựng tạm các lán trại nhỏ, tận dụng từ các loại vật liệu có sẵn để ở tạm thời”, ông Thắng nói và cho biết, trước mắt chính quyền địa phương đã hỗ trợ mỗi hộ một ít gạo, tiền mặt để sinh hoạt
Phần gỗ được thao dỡ từ nhà sản được người dân cất dữ cẩn thận, chờ đợi được bố trí nơi ở mới để dựng lại nhà.
Phần gỗ được tháo dỡ từ nhà sản được người dân cất giữ cẩn thận, chờ đợi được bố trí nơi ở mới để dựng lại nhà
Những lán trại nhỏ rộng chừng vài m2 được dựng lên nhanh chóng.
Những lán trại nhỏ rộng chừng vài m2 được dựng lên nhanh chóng
Ông Moong Văn Chăn - Chủ tịch UBND xã Bảo Nam - cho biết, hiện Trường mầm non xã Bảo Nam vẫn đang phải nhường 3 phòng học để làm nơi ở tạm thời cho 20 hộ dân, hàng chục hộ khác đang phải tá túc ở nhà người thân hoặc dựng lán trại để ở tạm thời trong thời gian chờ đợi đất tái định cư.
Ông Moong Văn Chăn, Chủ tịch UBND xã Bảo Nam cho biết, hiện Trường mầm non xã Bảo Nam vẫn đang phải nhường 3 phòng học để làm nơi ở tạm thời cho 20 hộ dân, hàng chục hộ khác đang phải tá túc ở nhà người thân hoặc dựng lán trại để ở tạm thời trong thời gian chờ đợi đất tái định cư
Ông Thò Bá Rê - Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn - cho biết, mưa lũ kéo dài từ ngày 4/9 đến nay đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân địa phương. Nhiều nhà cửa bị sập, hư hỏng, đường giao thông bị sạt lở… gây thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng. Hiện địa phương này đang nỗ lực dọn dẹp bùn đất, thông đường vào các nơi bị cô lập để có phương án hỗ trợ người dân.
Ông Thò Bá Rê, Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, mưa lũ kéo dài từ ngày 4/9 đến nay đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân địa phương. Nhiều nhà cửa bị sập, hư hỏng, đường giao thông bị sạt lở… gây thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng. Hiện địa phương này đang nỗ lực dọn dẹp bùn đất, thông đường vào các nơi bị cô lập để có phương án hỗ trợ người dân

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI