Dấn thân vào nguy hiểm

25/08/2014 - 15:55

PNO - PN - Theo Liên Hiệp Quốc, đến giữa tháng 8/2014, 79 nhân viên cứu trợ nhân đạo đã thiệt mạng tại 30 quốc gia trên thế giới có lực lượng này hoạt động, nhiều hơn số người chết của cả năm 2012 (70 người).

edf40wrjww2tblPage:Content

Chưa kể, hơn 20 người phương Tây khác đang bị nhóm khủng bố ISIL bắt cóc làm con tin, trong đó có các nhân viên thiện nguyện. Thế nhưng, Jo Harrison đã từ bỏ cuộc sống thoải mái của nhà sản xuất truyền hình ở London để trở thành nhân viên thiện nguyện của ActionAid, và hiện Jo có mặt tại dải Gaza. “Cứ nghĩ đến việc mình bị bắt cóc, hoặc nguy hiểm tính mạng là máu tôi như đông lại” - Jo tâm sự. Dẫu vậy, Jo vẫn bám trụ ở điểm nóng này.

Dan than vao nguy hiem

Jo Harrison trong khung cảnh đổ nát ở dải Gaza - Ảnh: Telegraph

Một chuỗi những sự kiện xảy ra vào ba năm trước đã thay đổi quan niệm sống cũng như số phận của Jo. Đầu tiên, Jo có cơ hội sản xuất một chương trình truyền hình với những người trẻ có số phận bất hạnh. Jo thích chương trình đó và tự hỏi “liệu mình có thể tạo cơ hội cho giới trẻ được nói lên tiếng nói của họ?”. Chương trình này khiến cái nhìn của Jo hướng về những phận người cơ cực nhiều hơn. Tuy nhiên, bước ngoặt đã thay đổi số phận của Jo chính là lần cô gặp hai thanh niên đồng tính người Malawi mà cô kết bạn khi đi du lịch tại nước này.

Không lâu sau khi quen biết, cô hay tin họ bị tống giam vì tội đồng tính. Jo thực hiện một chiến dịch có sự tham gia của giới truyền thông và chính trị trên khắp thế giới, yêu cầu thả các thanh niên này. Rốt cuộc, họ được tha nhưng vẫn phải trốn tránh những người xung quanh vì đồng tính bị xem là điều không thể chấp nhận đối với phần lớn người dân nước này.

Dan than vao nguy hiem

Jo Harrison an ủi một gia đình tại dải Gaza - Ảnh: Telegraph

Đó chính là lúc Jo quyết định từ bỏ công việc ở London và tham gia tổ chức ActionAid. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình, tổ chức này đưa Jo đến nhiều khu vực bất ổn trên thế giới để thực hiện các phóng sự. Jo đã đến nhiều nước châu Phi, và năm rồi cô mới đến dải Gaza. Chứng kiến quá nhiều hoàn cảnh bi thương tại đây, dần dần, Jo cảm thấy gắn bó với mảnh đất này.

Tại Gaza, nhiều bà mẹ nói chuyện với Jo trong nước mắt. Điều khó khăn nhất với họ không phải là cái chết của chính mình mà đó là khi con hỏi: “Mẹ ơi, con sẽ làm gì đây nếu mẹ chết?”. Những đứa trẻ này chỉ bảy - tám tuổi nhưng đều đã trải qua ba cuộc chiến gần đây tại dải Gaza. Các bà mẹ không thể làm gì để con mình an toàn. Jo và các nhân viên thiện nguyện cũng thế - họ chỉ có thể an ủi, cứu trợ một số vật phẩm, nhưng như vậy cũng không thấm gì so với nhu cầu tối thiểu của người dân tại đây.

Những ngày này, cuộc sống tại Gaza thật khủng khiếp. Nhà máy điện duy nhất bị phá hủy, nước sinh hoạt vô cùng hạn chế. Người dân Gaza không thể ra ngoài kiếm sống. Hoạt động kinh tế tại đây hầu như ngưng trệ, hơn 80% người dân ở dải Gaza chỉ sống nhờ các vật phẩm cứu trợ. Những nhà báo mà Jo biết, hầu hết từng làm việc ở các khu vực bất ổn trên thế giới, đều thừa nhận là “chưa bao giờ chứng kiến một nơi nào tồi tệ thế này”.

Trong một email mẹ Jo gửi đến cô, bà viết: “Ước gì con bỏ công việc nguy hiểm, trở về London để làm việc gì đó dù là buồn tẻ nhất”. Jo biết mẹ rất buồn và lo lắng nhưng cô vẫn kiên định với mục tiêu của mình: “Con sẽ không thay đổi. Con biết mẹ lo lắng cho con khi hay tin nhiều nhân viên thiện nguyện chết hoặc bị bắt cóc. Con rất mong những trường hợp đó sẽ không lặp lại, nhưng điều đó không thể cản con và đồng nghiệp tiếp tục công việc hàn gắn nỗi đau của người dân ở dải Gaza hiện nay”.

THIỆN NGA (Theo Daily Telegraph)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI