Đàn ông hấp dẫn nhất khi nào?

27/09/2019 - 05:30

PNO - “Điều gì làm cô nhớ nhất về những người chồng của mình?”. Thật bất ngờ, đó không phải là những món quà đắt hay những chuyến du lịch: “Đó là hình ảnh chồng tôi vào bếp nấu những món tôi thích".

Ba nấu ngon hơn mẹ

Anh Nguyễn Quang Thuần (Q.12, TP.HCM) là dân Sài Gòn chính hiệu lấy được “cô em Bắc kỳ nho nhỏ”. Tình yêu giúp họ vượt qua mọi cản trở địa lý, nhưng cuối cùng kẹt ở đoạn ăn uống. Anh Thuần “kể tội” vợ: “Hồi mới cưới, bả nấu ăn tôi không tài nào nuốt nổi. Hai miền Bắc - Nam quả thực có nhiều điều khác nhau trong khâu ăn uống, tôi ưa ngọt, bả ưa mặn... Thế là mỗi bữa ăn bả nấu, bả ăn ngon lành, còn tôi thì ngồi ngó”.

Ngán cảnh “cơm không lành, canh không ngọt” trong mỗi bữa ăn, anh Thuần xắn tay vào bếp. Ban đầu anh chỉ nấu những món miền Nam để phù hợp với khẩu vị của mình, dần dà anh học hỏi thêm cách nấu các món ăn miền Bắc. Vợ anh Thuần thương chồng, cũng chịu khó học cách nấu món ăn miền Nam lẫn cách nêm nếm gia vị cho phù hợp với khẩu vị của chồng. Từ đó mâm cơm gia đình hai miền Bắc - Nam trở nên hòa hợp dễ ăn, dễ nuốt hơn.

Tôi nói với anh Thuần: “Có rất nhiều doanh nhân từ Mỹ, châu Âu sang Việt Nam làm ăn. Một trong những lý do lớn nhất cản trở họ chính là làm quen với các món ăn bản xứ. Nhiều ông chịu không nổi mấy món nặng mùi như mắm, cá khô Việt Nam mà “bỏ của chạy lấy người”. Ăn uống nhiều khi cũng rất quan trọng, không hòa hợp được chuyện ẩm thực thì mâm cơm gia đình nhiều khi trở thành… tai họa. Thương vợ như anh Thuần, chịu khó vào bếp phụ vợ nấu ăn, chuẩn “gia đình văn hóa” rồi còn gì!”. 

Dan ong hap dan nhat khi nao?
Đầu bếp nghiệp dư Sani (bìa phải): “Đừng mở lời nói yêu thương vợ nếu chưa nấu được cho cô ấy một bữa ăn ngon”

Anh Lê Quang Lâm (ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) là chủ một doanh nghiệp nhỏ có bà xã làm giáo viên. Công việc làm ăn buộc anh Lâm phải giao tiếp rất nhiều. Anh Lâm cho hay, thật ra có tới 1001 lý do để từ chối bạn nhậu hoặc đối tác sau mỗi buổi chiều. Nhưng vì ham vui lẫn ham nhậu nên thời gian trước anh thường hay tụ tập bạn bè, đối tác để ăn nhậu, “tám” đủ thứ chuyện trên đời.

Cơ duyên làm bạn với ông táo của anh Lâm bắt đầu vào thời điểm doanh nghiệp anh làm ăn thua lỗ. Áp lực duy trì công ty đang trên đà đổ vỡ làm anh Lâm căng thẳng, mệt mỏi... dẫn đến stress. A

nh Lâm tếu táo: “Giai đoạn đó quả thật rất kinh khủng đối với tôi và cả gia đình, tôi trở nên gắt gỏng, dễ nổi nóng. Bia rượu không thể nào xoa dịu những khó khăn trước mắt, “nâng chén tiêu sầu càng sầu hơn”. Tình cờ tôi đọc được một bài báo nói rằng nấu ăn có thể giúp người ta giải tỏa bớt stress, thế là tôi bắt đầu đi chợ nấu những món ăn đơn giản cho cả nhà. Lâu dần tôi thấy thích thú với bếp núc, thời gian rảnh rỗi, tôi dành cho gia đình nhiều hơn. 

Điều này giúp tôi lấy lại thăng bằng và bước qua cơn stress triền miên hồi nào không biết”. Từ khi anh Lâm bắt đầu thích thú với chuyện bếp núc, thú vui mỗi chiều tan việc của anh Lâm thay đổi hẳn. Thay vì chờ tin nhắn, cuộc gọi của bạn nhậu rủ nhau đi bù khú... anh lại tất tả vào siêu thị, đi chợ mua mớ thực phẩm mà mình ưng ý nấu ăn cho cả nhà.

Vợ anh Lâm khen chồng: “Ổng mới vào bếp nửa năm thôi mà tay nghề lên dữ lắm nha. Giờ ổng nấu ăn còn ngon hơn tôi nữa. Mấy đứa nhỏ bây giờ toàn đòi ba nó nấu mới chịu ăn cơm!”.

Đừng nói yêu vợ nếu chưa nấu cho cô ấy một bữa ăn ngon

Tôi gặp Sani tại lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” được tổ chức tại Bình Dương. Sani là đầu bếp nghiệp dư đến từ Ấn Độ. Gian hàng ẩm thực của Sani hôm ấy đông nghẹt khách tham quan. Đôi tay điêu luyện của Sani đang biểu diễn làm món bánh truyền trống của Ấn Độ: bánh Pita. Tôi thấy rất nhiều cô gái xinh đẹp xin phép Sani chụp hình lưu niệm. Sani vui vẻ chụp hình cùng mọi người, vừa tranh thủ bán đồ ăn cho khách tham quan.

Tôi hỏi Sani: “Ấn Độ phong kiến thế mà đàn ông vẫn vào bếp à?”. Sani đáp: “Mâm cơm gia đình của người phương Đông rất quan trọng, để giữ hạnh phúc gia đình cần vai trò cả phụ nữ lẫn đàn ông. Đừng mở lời nói yêu thương vợ nếu chưa nấu được cho cô ấy một bữa ăn ngon”.

Dan ong hap dan nhat khi nao?
Nấu ăn là đam mê của Sani

Tôi chẳng biết Sani đúc kết chân lý đó ở đâu, nhưng trong thâm tâm có chút… thẹn thùng. Bởi vì từ khi lấy vợ tới giờ, tôi chưa nấu cho vợ con một bữa ăn ra hồn. Điều làm tôi hăng say vào bếp chính là làm mồi nhậu cho chiến hữu... lai rai, để các bạn nhậu khen tôi bằng những lời có cánh, rằng “thằng này làm mồi bén quá!” chẳng hạn. Có thể tôi sẽ chuyển sang nấu những món ăn mà vợ con ưa thích để cả nhà cùng ăn. Dù sao, chuyện đàn ông vào bếp cũng có nhiều cái lợi và thú vị...

Nữ diễn viên - người mẫu Phi Thanh Vân, từng trải qua hai lần hôn nhân đổ vỡ. Tôi hỏi cô ấy: “Điều gì làm cô nhớ nhất về những người chồng của mình?”. Thật bất ngờ, đó không phải là những món quà đắt giá, những chuyến du lịch đến những xứ sở thần tiên. Phi Thanh Vân chân thành: “Đó là hình ảnh chồng tôi vào bếp nấu những món mà tôi ưa thích. Hình ảnh người đàn ông với cái tạp dề lăn xả vào bếp toát lên vẻ nam tính và sức quyến rũ khó cưỡng”.

Đàn ông vào bếp có phải rất quyến rũ không? Câu hỏi này tôi sẽ đợi lúc thuận tiện hỏi bà vợ ở nhà. Nhưng cái lợi của việc đàn ông vào bếp đem lại cho gia đình là rất lớn. Phi Thanh Vân chia sẻ thêm: “Khi người chồng vào bếp sẽ tạo ra sự an tâm cho người vợ, cô ấy sẽ có cảm giác được bảo bọc che chở. Nhất là thời gian vợ nằm cữ (mới sinh đẻ), không vào bếp nấu ăn cho con cái được, nếu chồng vào bếp thì chắc chắn người vợ sẽ rất an tâm”.

Tôi bắt đầu hoang mang khi còn rất nhiều quan niệm trái chiều về việc đàn ông vào bếp, chẳng hạn: “Đàn ông vào bếp chỉ là thằng đàn bà”, hay “Đàn ông vào bếp là đồ vô tích sự chẳng làm nên trò trống gì”. Nhưng tôi nghĩ việc gia đình là việc chung, nấu ăn hay giặt giũ đều cần có sự chia sẻ của cả vợ lẫn chồng. Tôi không có tham vọng trở thành vua đầu bếp như Ramsay hay Martin Yan, nhưng có lẽ tôi sẽ xin lỗi đám bạn nhậu, bớt thời gian làm mồi cho chiến hữu để học nấu món ăn gia đình. Rất có thể chiều nay tôi bắt đầu với món rau luộc, chỉ cần bà vợ khen lấy lòng kiểu “anh luộc rau ngon quá”, biết đâu tôi sẽ nghiên cứu món tiếp theo: trứng chiên. 

Phùng Hiếu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.