PNO - Sống ngoài đê sông Lam, người dân làng chài Hòa Lam đã quá quen với cảnh ngập lụt. Song nhà cửa đã xuống cấp vì không được tu sửa trong thời gian dài, họ luôn thấp thỏm âu lo nhà đổ sập trong mùa mưa bão.
|
Clip: Cuộc sống người dân làng chài Hòa Lam khi bị nước lũ bủa vây |
Làng Hòa Lam (nay là cụm dân cư Hòa Lam, thôn Thuận Hòa, xã Hưng Hòa, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) là nơi sinh sống của 82 hộ dân làm nghề chài lưới nơi hạ nguồn sông Lam. Cụm dân cư này nằm hoàn toàn ngoài đê sông Lam nên thường xuyên chịu cảnh ngập sâu, nhất là vào mùa mưa bão. |
Những ngày qua, cụm dân cư Hòa Lam liên tục bị ngập sâu từ 0,5m-1m do mưa lớn khiến nước từ thượng nguồn sông Lam đổ về. Nhiều người phải bỏ xe cộ ở cổng làng rồi lội bộ hoặc đi thuyền vào nhà. |
Sống bằng nghề đánh cá trên sông nước, ngoài thuyền đánh cá, người dân ở Hòa Lam còn sắm sẵn thuyền gỗ nhỏ trong nhà để tiện di chuyển khi nước lũ về. |
Bà Lê Thị Nhàn (65 tuổi) cho biết, sáng 23/9, nước lũ dâng cao gần 1m, trong khi trời vẫn mưa lớn khiến nhiều người già và trẻ nhỏ phải di dời đến nhà người thân ở trong đê để đảm bảo an toàn. “Cứ ngày nước rút được chút, đêm thủy triều lên nước lại dâng cao. Chúng tôi luôn túc trực để sẵn sàng di dời tài sản” - bà Nhàn nói. |
Sống bằng nghề thả câu, lưới trên sông Lam, song mùa này, vợ chồng bà Nhàn thường phải “gác thuyền” về nhà chống lũ. Ngư cụ cũng được treo lên cao để tránh bị nước lũ cuốn trôi. |
Ông Chu Sinh Huy (66 tuổi) nói, người dân đã quá quen với cảnh ngập lụt. Mùa này, luôn phải kê cao tài sản, đồ dùng có giá trị cũng đem gửi tạm nhà người thân sống trong đê sông Lam. “Chỉ khi nào có bão vào mới lo. Nhà cửa nay đã xuống cấp rồi nên sợ bão vào nó thổi bay hết. Khi có bão, người già và trẻ nhỏ đều phải sơ tán, chỉ còn ít thanh niên ở lại để sơ tán đồ thôi” - ông Huy nói. |
Theo ông Huy, do thuộc diện phải di dời nên nhiều năm qua người dân nơi đây không thể sửa sang nhà cửa. Đất ở mênh mông, song ông cũng không thể tách bìa cho các con làm nhà ở riêng khi lập gia đình. Hiện 8 người bao gồm 3 thế hệ trong gia đình ông Huy đang phải chen chúc trong căn nhà rộng hơn 80m2. |
Để có đủ chỗ ngủ cho các thành viên trong gia đình, khoảng trống trong nhà được ông tận dụng tối đa để đặt giường ngủ. |
“Nhà xuống cấp rồi, nhưng vì đang chờ di dời nên chúng tôi có dám sửa sang gì đâu. Thế nên lâu nay khổ lắm, năm nào cũng phải đi kê đồ đạc, những thứ quan trọng phải đem đi gửi để tránh hư hỏng. Giờ chúng tôi chỉ mong sớm được chuyển lên nơi ở mới để ổn định cuộc sống thôi” - bà Nguyễn Thị Tân (66 tuổi, vợ ông Huy) nói. |
Sống ngoài đê sông Lam, thường xuyên bị nước lũ bủa vây nên phần lớn nhà dân nơi đầy đều được bố trí một gác xép áp mái để gác đồ đạc khi nước lũ về. |
“Lo nhất là gia cầm và gia súc. Khi mưa lớn, phải canh chừng nước lên để kịp đưa lên đê tránh lũ” - ông Đậu Văn Thanh (75 tuổi) nói. |
Năm 2012, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên mãi đến năm 2020, dự án mới được triển khai. Do dự án chậm tiến độ, từ 58 hộ trong diện di dời, nay cụm dân cư Hòa Lam đã “phình” ra thành 82 hộ. |
Khu tái định cư dành cho làng chài Hòa Lam được xây dựng trên diện tích hơn 3ha ở trong đê sông Lam, ngay phía đối diện làng. Ông Trần Trung Quân - Chủ tịch UBND xã Hưng Hòa - cho biết, hiện hạ tầng khu tái định cư dành cho 58 hộ dân ở Hòa Lam đã hoàn thành, song chưa được bàn giao và đưa vào sử dụng. Riêng giai đoạn 2, bố trí đất tái định cư cho những hộ phát sinh thêm hiện đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. |
“Cụm dân cư này có 82 hộ dân, nhưng hiện nhiều gia đình đã chuyển đến nhà con, hoặc đi nơi khác ở, chỉ còn lại 65 hộ. Chúng tôi đã kiến nghị cấp trên sớm thực hiện công tác di dân để người dân ổn định cuộc sống” - ông Quân nói. |
Phan Ngọc
Chia sẻ bài viết: |
Trước đề nghị của huyện Quế Sơn xin gia hạn khai thác đất khi làm nghĩa trang Nỗng Nhái, tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu sở chuyên môn làm rõ.
Dù đã có 12 thủy điện vừa và nhỏ, nhưng mới đây, huyện Nam Trà My lại tiếp tục đề xuất với tỉnh Quảng Nam thêm 15 dự án thuỷ điện nữa.
Công an xác định nghi phạm sát hại cô gái 19 tuổi ở quận Gò Vấp (TPHCM) chính là anh rể của nạn nhân và đang khẩn trương truy bắt người này.
Ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Điện lực TPHCM vừa có buổi làm việc với Quận ủy quận 11 về công tác đảm bảo điện trên địa bàn quận.
Các gói thầu dự án Vành đai 3 qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đang được đồng loạt đẩy nhanh tiến độ, nhiều đoạn tuyến nên hình nên vóc.
Hàng trăm gia đình phải tá túc trong những con thuyền nhỏ trên sông Lam từ thế hệ này sang thế hệ khác, đối mặt với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm.
Vấn nạn “chặt chém” tại một số tiệm sửa xe máy dọc Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, Quốc lộ 14 vẫn tồn tại khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Bước đầu, công an xác định cô gái 19 tuổi bị sát hại trong phòng trọ và bị mất tài sản ở quận Gò Vấp (TPHCM).
Ngày 13/12, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang tiếp xúc cử tri tại tỉnh An Giang.
Ngày 13/2, lốc xoáy xảy ra ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) khiến 1 người bị thương, 64 căn nhà bị sập và tốc mái.
Ông Nguyễn Dũng Sỹ - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Tùng gỡ máy lạnh ở phòng làm việc cũ của mình để mang về nhà sử dụng.
UBND TP Hội An đề nghị tỉnh Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở tại bãi biển khối Tân Thành, phường Cẩm An.
Ngày 13/12, UBND TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) thông tin vụ vợ chồng đánh đập và xúc phạm danh dự lẫn nhau dẫn đến việc bị xử phạt hành chính.
4 hài cốt liệt sĩ được đội quy tập hài cốt liệt sĩ Sư đoàn 968 tìm thấy tại thôn Ba Thung, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Từ chiều ngày 13 đến 15/12, đỉnh lũ trên các con sông ở Thừa Thiên Huế ở mức báo động II đến báo động III.
Ngày 13/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ chỉ còn dưới 5 độ C.
UBKT Tỉnh ủy Quảng Ngãi xem xét kỷ luật 3 lãnh đạo Sở KH-CN gồm giám đốc Nguyễn Văn Thành và 2 phó giám đốc là Trần Công Hòa, Phan Văn Hiếu.