Dân được hưởng lợi gì về môi trường, hạ tầng giao thông khi tăng thuế?

17/05/2018 - 10:29

PNO - Người dân phải trả thêm hơn 15.000 tỉ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường nhưng có được hưởng không khí ít ô nhiễm hơn hay trong lành hơn hay không?

Cuối cùng, sau nhiều tháng lấy ý kiến các bộ ngành, mức thuế bảo vệ môi trường đánh lên xăng dầu (còn gọi là thuế xăng dầu) cũng đã được Chính phủ nhất trí tăng, với xăng đã là mức tăng kịch trần theo luật hiện hành.

Theo đó, Chính phủ ước tính mỗi năm sẽ thu được khoảng trên 55.000 tỉ đồng từ loại thuế này từ xăng dầu, trong đó khoản tăng thêm so với mức thuế cũ là 14.368 tỉ đồng.

Vâng, cứ mỗi lít xăng người dân phải trả thêm 1.000 đồng tiền thuế và mỗi lít dầu phải trả thêm từ 500 - 1.100 đồng. Song điều người dân muốn nhìn thấy, muốn được hưởng là: Hạ tầng giao thông có được cải thiện tốt lên và người dân được hưởng lợi miễn phí chứ không phải è cổ trả thêm phí vì hầu hết là dự án BOT?

Dan duoc huong loi gi ve moi truong, ha tang giao thong khi tang thue?

Theo đề xuất của Bộ Tài Chính, mức thuế của xăng tăng lên 4.000 đồng/lít, còn các mặt hàng dầu và mỡ nhờn tăng lên mức 2.000 đồng/lít.

Người dân phải trả thêm hơn 15.000 tỉ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường nhưng có được hưởng không khí ít ô nhiễm hơn hay trong lành hơn hay không?

Đó là những đòi hỏi thiết thực và tương xứng, vì người dân đóng thêm thuế bảo vệ môi trường, đóng thêm thuế vì tiêu thụ xăng cho di chuyển, tiêu thụ dầu cho nhu cầu vận tải và sản xuất.

Người dân mất thêm tiền đóng góp cho ngân sách thì họ phải được hưởng lợi gì từ đồng ngân sách mà họ thấy được và nhận biết được. Liệu có thêm những con đường cao tốc lưu thông miễn phí được xây bằng tiền thuế xăng dầu do dân phải đóng thêm? Liệu có bớt đi được những trạm BOT giao thông “giữa muôn trùng vây” mà lâu nay người dân phải è cổ đóng phí?

Người dân mong thế và cần nhìn thấy những đồng tiền thuế ấy được đầu tư đúng với tên gọi của nó, giải quyết được các nhu cầu bức xúc trong cuộc sống hàng ngày của người dân, chứ không thể chấp nhận nó lại “lẫn” vào đâu đó và được sử dụng thiếu hiệu quả.

Dan duoc huong loi gi ve moi truong, ha tang giao thong khi tang thue?
Người dân mất thêm tiền đóng góp cho ngân sách thì họ phải được hưởng lợi gì từ đồng ngân sách mà họ thấy được và nhận biết được.

Với những người đi xe máy, gánh nặng thêm 1.000 đồng/mỗi lít xăng dầu không quá rõ ràng. Tuy nhiên đối với những cá nhân và tổ chức sử dụng ôtô, việc thêm 1.000 đồng cho mỗi lít xăng họ tiêu thụ thì đã rõ lắm thêm một gánh nặng chi phí.

Còn đối với các doanh nghiệp vận tải, gánh năng tăng thuế xăng dầu sẽ thúc đẩy cước vận tải tăng và tạo hiệu ứng dây chuyền tới các loại và dịch vụ, hàng hóa khác.

Có thể, với đo đếm tác động lên giá cả tiêu dùng chỉ ở mức từ 0,11-0,15% CPI bình quân cả năm 2018, nhưng với làn sóng lan truyền tăng giá trên thị trường thị sẽ tạo những hiệu ứng phức tạp hơn ảnh hưởng tới từng cá nhân, gia đình, tổ chức doanh nghiệp.

Cần biết rằng trước khi Bộ Tài chính gửi tờ trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, thì Bộ GTVT trong dự thảo lần thứ hai Thông tư 49 về xây dựng trạm BOT giao thông và giá dịch vụ đã bỏ qui định khoảng cách tối thiểu giữa hai trạm là 70km, và cũng bỏ luôn qui định lấy ý kiến người dân trong quá trình xây trạm.

Nguy cơ người dân phải đóng thêm thuế, nhưng cũng mất đi tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của chính mình trước các chủ đầu tư BOT giao thông.

Khi rào cản tối thiểu khoảng cách 70km và lấy ý kiến người dân bị gạt bỏ ra ngoài, thì các chủ đầu tư BOT giao thông càng dễ tùy tiện trong việc dựng trạm ở đâu.

Trên nhiều tuyến cao tốc (freeway) ở Mỹ có ghi những dòng chữ đại ý rằng: Đường cao tốc miễn phí được xây dựng từ tiền thuế của người dân.

Vậy dân đóng thêm thuế, sẽ được hưởng thêm gì từ tiền thuế đó?

Thụy Du

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI