Dân chèo ghe, đi mảng vì sà lan đâm sập cầu chưa chịu xây lại

21/09/2015 - 11:39

PNO - Cây cầu Cái Tâm bị một sà lan đâm sập, việc đi lại của người dân giữa ấp 4 và ấp 6 (huyện Bình Chánh) đi lại hết sức khó khăn.

Từ khi cây cầu bị sập cho đến nay người dân di chuyển qua khu vực này hết sức khó khăn, nguy hiểm rình rập. Những phương tiện qua lại là những con thuyền nhỏ, trong khi vùng nước ở đây là ngã 3 sông nên dòng nước chảy xiết.

Theo thông tin được biết vào rạng sáng ngày 12/7 một chiếc sà lan mang số hiệu LA 03671 do ông Trần Văn Trung điều khiển, do sà lan chở cát quá tải nên khi đến khu vực xã Tân Nhựt (hướng từ cầu Bình Điền về bãi cát Thạch Trung, huyện Bình Chánh), do nước dâng cao nên đã đâm sập hoàn toàn cầu Cái Tâm với chiều dài khoảng 50m, rất may tại thời điểm đó không có ai qua lại nên ko gây nguy hiểm về người.

Dan cheo ghe, di mang vi sa lan dam sap cau chua chiu xay lai
Cây cầu bị sập hoàn toàn

Dù biết là nguy hiểm và bị chính quyền ngăn cấm nhưng anh Lê Công Tài (ấp 4, xã Tân Nhựt) phải dùng chiếc thuyền rất nhỏ (đi được khoảng 2 người) được anh kẹp thêm cặp ống PVC ở hai bên cho đỡ tròng trành để đưa con gái học lớp 2 tới trường.

Dan cheo ghe, di mang vi sa lan dam sap cau chua chiu xay lai
Dù bị chính quyền ngiêm cấm đi xuống qua lại nhưng nhiều phụ huynh vẫn bất chấp sự nguy hiểm được cảnh báo

Trao đổi với Phóng viên Phunuonline ông Phạm Văn Lũy Chủ tịch UBND xã Tân Nhựt chia sẽ: sau khi câu sập thì việc đi lại của người dân hết sức khó khăn, người dân ấp 4 và ấp 6 phải đi đường vòng khoảng 8km theo hướng đường dân sinh qua đường cao tốc Trung Lương mất rất nhiều thời gian.

Khi biết được người dân nơi đây đưa con đi học bằng ghe xuồng hết sức nguy hiểm, UBND xã Tân Nhựt đã yêu cầu ngăn cấm tuyệt đối việc qua lại bằng xuồng qua đoạn sông này để tránh nguy hiểm về tính mạng có thể xảy ra.

Ông cũng cho biết thêm UBND xã đã có công văn chỉ đạo các trường cấp 1, mẫu giáo ở hai bên tiếp nhận các em học sinh nhằm giảm khó khăn trong việc qua lại đi học của các em.

Dan cheo ghe, di mang vi sa lan dam sap cau chua chiu xay lai
Cây cầu còn lại trên sông là những cột sắt trơ trọi

Hiện UBND đang chờ công văn từ TP.HCM để xây mới lại cầu. Nhưng địa phương muốn xây dựng lại một cây cầu đúc bằng bê tông khoảng trên 30 tỉ đồng.

Còn chủ xà lan thì đang đợi TP xét lại mức đền bù cho thỏa đáng vì cây cầu cũng đã xuống cấp trầm trọng,  đến mức cần phải làm mới, ông Lũy nói.

Gì Hai (ấp 4, xã Tân Nhựt), một hộ dân sống ngay đầu đoạn cầu Cái Tâm chia sẽ tuy là bị chính quyền địa phương ngăn cấm không cho qua lại bằng thuyền, nhưng một số phụ huynh vẫn đưa khoảng 3, 4 con em đi học qua lại khu vực này, vì đi đường vòng thì xa nên họ đành đi liều qua đoạn nước hảy xiết này.

Ông Nguyễn Văn Vinh (40 tuổi, ấp 6, xã Tân Nhựt), Một tiểu thương buôn bán tại khu vực hai ấp này chia sẽ: trước kia tôi buôn bán hàng ngày chạy qua cây cầu này rất thuận tiện và nhanh, từ khi cầu sập tới nay việc làm ăn của tôi hết sức khó khăn, hằng ngày tôi phải chạy xe vòng rất xa, đường lại xuống cấp trầm trọng nữa, anh Vinh ngao ngán nói.

Dan cheo ghe, di mang vi sa lan dam sap cau chua chiu xay lai
Cây còn giờ thanh đống sắt phế liệu

Cầu Cái Tâm được xây dựng vào năm 2008 với khoảng 3 tỉ đồng (trong đó vốn dân đống góp và các mạnh thường quân là 1,5 tỉ đồng; vốn nhà nước 1,5 tỉ đồng). Cầu được làm bằng sắt, mặt đường tráng nhựa với chiều dài gần 50 m, ngang 3 m. 

  • Đức Thủy
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI