Đàn bà như nữ hoàng trong bếp, đàn ông sẽ mê mệt, tôn thờ

14/12/2017 - 09:46

PNO - Bây giờ, phụ nữ cũng đi làm, kiếm thu nhập cho gia đình, liệu các bà trong bếp có quá sức khi trở về từ cơ quan? Đó là câu hỏi mà khiến cho nhiều người phụ nữ sợ cái bếp.

Atam Prakash sinh ra ở bang Maharashtra, Ấn Độ, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ khoa học về ngành hóa với huy chương vàng từ trường đại học Nagpur vào năm 1973, anh đã đến trường Đại học Tinh thần Thế giới- Ấn Độ, với tình yêu, và khao khát tìm kiếm bình an và chân lý. Môn học thiền định Raja Yoga do trường Đại học Tinh thần Thế giới đã giúp anh trải nghiệm sự bình an nội tâm đích thực, điều mà anh từng mong đợi rất lâu.

Trong suốt 30 năm qua, anh đã thực hành thiền định, và có những bài diễn thuyết đặc biệt về Raja Yoga cho hàng ngàn người yêu thích thiền định. Anh đã đi nhiều nơi trên thế giới để  thuyết giảng và truyền cảm hứng cho nhiều người trải nghiệm bình an nội tâm.

Dan ba nhu nu hoang trong bep, dan ong se me met, ton tho
Tổ ấm là nơi mọi người cùng ăn với nhau

Thế nhưng, công việc chính của anh là ở trong gian bếp của trường Đại học tinh thần Thế giới. Anh thật sự yêu quý gian bếp. Đối với anh, được nấu ăn là một cách phục vụ nhân loại tuyệt vời. Trong bếp, phải là những ông vua, bà hoàng, mới có năng lực nuôi sống mọi sinh linh.

Anh vừa đến TP HCM theo lời mời của Trung tâm Inner Space để giúp mọi người tạo lập bình an nội tâm, và một trong những đối tượng mà anh rất muốn chia sẻ, đó là những người phụ nữ- những người trong bếp.

Trọng trách và quyền năng của nữ hoàng

 Mỗi người phụ nữ, khi lập gia đình, Thượng đế trao cho họ chiếc chìa khóa mở cửa thiên đường, như là món quà nhân ngày họ lên xe hoa. Chiếc chìa khóa ấy mang hình dạng cái bếp, nơi bà mẹ thể hiện tình yêu thương, và rất nhiều phẩm chất khác.

Vị trí của người phụ nữ trong bếp không hề “tầm thường” như suy nghĩ đã thành định kiến của chính họ và của nhiều người. Gia đình không thể tồn tại bền vững nếu như không có cái bếp và người trong bếp.

Chúng ta đều biết thức ăn hết sức quan trong. Dẫu rằng ăn để sống, nhưng rất nhiều người yêu thức ăn đến nỗi họ phải sống để ăn. Thức ăn làm thỏa mãn vị giác, khứu giác…, nên đôi khi chúng ta quên mất mục tiêu của việc ăn là nhằm để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Dan ba nhu nu hoang trong bep, dan ong se me met, ton tho
Chiếc chìa khóa hạnh phúc mang hình cái bếp

Nếu cơ thể đươc nuôi dưỡng đúng chất dinh dưỡng, đúng số lượng, nó sẽ duy trì được sức khỏe và năng lượng, vốn là những yếu tố quan trọng để có thể sống hạnh phúc. Ai sẽ là người chịu nhận trọng trách này, nếu không phải là bà mẹ? Một khi, bà ấy vào bếp, cũng có nghĩa là một bà hoàng đang làm việc trong cung điện để biến hóa các loại thức ăn nuôi dưỡng các “thần dân” của bà đó là các con và ông chồng.

Ham muốn ăn ngon và  khẩu vị của chúng ta không nói cho chúng ta biết chính xác, cơ thể cần những loại thức ăn nào. Đôi khi, chúng ta còn bị chúng lừa. Chẳng hạn, những người bị huyến áp cao vẫn thích ăn nhiều đạm, bị tiểu đường vẫn thích chất ngọt, béo. Vì thế, muốn khỏe mạnh, cần phải học nên ăn và không ăn cái gì, để khỏi bị giác quan lợi dụng. Gọi bà nội trợ là những bà hoàng trong bếp bởi họ là người thông minh, tự trang bị đầy ắp kiến thức dinh dưỡng, để bảo quản và duy trì sự sống trên trái đất.

Thời đại bây giờ, người ta rất quan tâm đến ẩm thực, các bà nội trợ đâu chỉ biết nấu ngon, mà quan trọng hơn là phải biết nấu món gì. Nguồn thực phẩm từ động vật không còn an toàn tuyệt đối là một thách thức đối với các bà nội trợ. Các loại dịch bệnh của động vật khiến cho các bà mẹ hoang mang.

Vì thế, hiện này, người ta ăn chay hay còn gọi là ăn kiêng không vì tôn giáo, mà số đông là vì lý do sức khỏe. Việc tạo ra sự phong phú trong mâm cơm gia đình từ thực vật tự nhiên không có hóa chất như rau củ quả, đậu, trái cây…quả là cần bàn tay của một nữ hoàng đầy hiểu biết đối với nguồn thực phẩm thực vật.

Dan ba nhu nu hoang trong bep, dan ong se me met, ton tho
Không yêu cái bếp, không phải đàn bà! 

Ai cũng muốn ăn ngon, nhưng đừng để tâm trí trở thành nô lệ của cái lưỡi. Rượu bia, thịt, hải sản… là đại diện của những chất mà cơ thể chỉ có thể chấp nhận với sự lạm dụng vừa phải. Khi bị bệnh, người ta hay hỏi bác sĩ nguyên nhân, bởi họ không biết tự mình đã làm mình bệnh như thế nào qua con đường ăn uống. Họ đã làm điều đó một cách không có ý thức. Ai cũng muốn sống, nhưng họ không quan tâm đến những gì họ đã cho vào cơ thể. Họ buộc cơ thể họ phải sống trong một điều kiện thật kinh khủng. Ăn uống là một hoạt động thường xuyên, suốt cuộc đời của con người, nên nếu gia đình nào có một bà hoàng trong bếp, thì quả là may mắn.

Gia vị từ làn sóng năng lượng

Đã là nữ hoàng trong bếp, thì phong cách của người nấu hết sức đường bệ, quý tộc, chứ không thể luộm thuộm, bê bối. Khi nấu, tâm trạng của người nấu quyết định chất lượng của thức ăn.

Nếu người nấu buồn rầu, chán nản, bực bội…thì năng lượng tiêu cực đó thẩm thấu vào thức ăn, như một loại độc tố. Người ăn thức ăn nhận được làn sóng năng lượng từ tâm trí của người trong lúc đang nấu.Vì thế, nếu nếu bà mẹ cảm thấy mình thấp kém, cái nhìn cùa người nhà dành cho bà cũng như thế, thì mâm cơm gia đình không thể nào ngon lành được.

Các loại “gia vị” rất cần thiết cho vào thực phẩm: đó là sự bình tỉnh, dịu dàng, tích cực và vui vẻ, hạnh phúc.Trước khi nấu, gian bếp phải sạch sẽ, gọn gàng. Người nấu để hết trái tim của mình vào việc nấu nướng, đừng để tâm trí phân tán, bị lôi kéo phân bán bởi những toan tính, làm ăn. Gian bếp là phải là nơi lan tỏa sự ấm áp, bình yên. 

 Cùng ăn trong tình yêu

Bây giờ, phụ nữ cũng đi làm, kiếm thu nhập cho gia đình, liệu các bà hoàng trong bếp có quá sức khi trở về từ cơ quan? Đó là câu hỏi mà khiến cho nhiều người phụ nữ sợ cái bếp, và giao trọng trách cho người giúp việc.

Thế nhưng, những người phụ nữ yêu cái bếp, là những người hiểu được điều họ đang làm và lý do để làm việc đó. Trước khi lập gia đình, các bạn trẻ không chỉ tìm hiểu tính tình của nhau, mà nên tìm hiểu xem gia đình là gì? Mình có cần gia đình không? Có quan điểm rằng, gia đình là nơi các thành viên ăn, ở, vui chơi với nhau.

Thức ăn được chuẩn bị với tình yêu, ăn trong tình yêu, sẽ phát sinh và phát triển tình yêu đối với gia đình. Tạo ra một môi trường trong lành để cùng ăn, cũng quan trọng như tạo ra môi trường “ trong sạch” trong bếp. Hãy để cho tâm trí hoàn toàn thư giản, thoải mái trong lúc ăn. Đó là cách phòng bệnh tốt nhất. Nếu các bà mẹ hiểu được điều này, thì các bà sẽ không hoặc giảm cằn nhằn trong lúc nấu và lúc ăn cùng chồng con.

Tuấn Lê 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI