Đàm phán Syria bế tắc, Nga-Mỹ khởi động "Kế hoạch B"

22/04/2016 - 07:32

PNO - Phe đối lập đã rời khỏi bàn đàm phán khi Syria kiên quyết bảo vệ vai trò ông Assad, đây sẽ là lúc Nga - Mỹ đang chuẩn bị "Kế hoạch B".

Syria quyết giữ vai trò của Tổng thống Assad

Trong diễn biến gần đây tại Syria, chính phủ đã kiên quyết giữ vai trò của Tổng thống Bashar al-Assad thông qua việc bày tỏ thái độ cứng rắn tại hòa đàm tại Geneva, Thụy Sĩ và thông qua cuộc bầu cử Quốc hội mới đây.

Trong một thông báo ngày 17/4 của Ủy ban Bầu cử Syria, đảng cầm quyền Baath và các đồng minh trong liên minh "Đoàn kết dân tộc" đã giành đa số ghế tại cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua - 200/250 ghế tại cơ quan lập pháp.

Dam phan Syria be tac, Nga-My khoi dong 
Syria kiên quyết giữ vai trò của ông Assad.

Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được thông qua, ngày 18/4, trong cuộc đàm phán hòa bình về Syria tại Geneva, ông Bashar al-Jaafari, Trưởng đoàn đàm phán của phái đoàn chính phủ Syria tuyên bố, phái đoàn này đang thúc đẩy thành lập một chính phủ mở rộng do Tổng thống Bashar al-Assad đứng đầu.

Ông Jaafari nhấn mạnh đoàn đàm phán chính phủ Syria muốn chính phủ mở rộng này sẽ vẫn duy trì tất cả các thể chế của chính phủ hiện tại.

Theo ông Jaafari, nhiệm vụ duy nhất của ông khi tới Thụy Sĩ lần này là bàn về một chính phủ mở rộng và đây là mục tiêu duy nhất mà chính phủ Syria muốn đạt được tại các cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva.

Thêm một lần nữa, chính phủ Syria khẳng định số phận ông Assad không phải là vấn đề trong các vòng đàm phán hòa bình.

Trong thời gian này Syria không chỉ làm tốt công việc trên bàn đàm phán mà trên thực địa họ vẫn làm chủ, thắng lợi nối tiếp thắng lợi.

Mới đây nhất, theo al-Masder News, trong đêm 19 rạng sáng 20/4, các lực lượng vũ trang Syria đã tiêu diệt khoảng 75 tay súng IS trong trận chiến tại quận Al-Sina'a, trong đó có một tư lệnh chiến trường của IS người Tajikistan.

Trong một diễn biến chiến sự khác tại Damascus, 440 tay súng IS đã đầu hàng quân đội Syria tại Dumatyr. Theo thỏa thuận đầu hàng, các tay súng được phép rút lui an toàn khỏi khu vực và trở về thủ phủ tự xưng ở Raqqa.

Ngay sau đó, 8 chiếc xe buýt chở các tay súng IS đầu hàng cùng gia đình đã khởi hành từ thị trấn Dumatyr, chấm dứt sự hiện diện của khủng bố IS tại khu vực này.

Nga - Mỹ rục rịch "Kế hoạch B"

Khi quân đội chính phủ Syria ngày càng lớn mạnh và vai trò, địa của của Tổng thống Assad càng được củng cố, phe đối lập đã tìm cách phá hoại hòa đàm, cản đường sự mở rộng chính phủ của Damascus.

Điều phối viên của HNC Riyad Hijab đã đưa ra thông báo, ông này và một số thành viên phái đoàn phe đối lập tham gia hòa đàm Syria tại Geneva bắt đầu rời khỏi thành phố này trong ngày 20/4, những người còn lại cũng sẽ rời khỏi Thụy Sĩ từ nay tới ngày 22/4 tới.

Việc HNC tuyên bố rút khỏi đàm phán vô thời hạn đã giúp cho Mỹ đạt được mục đính, khi nước này từng hé lộ kế hoạch B tại Syria nếu thỏa thuận ngừng bắn ở Syria (đạt được trong cuộc hòa đàm ở Geneva -Thụy Sĩ) bị phá vỡ.

Dam phan Syria be tac, Nga-My khoi dong 
Mỹ củng cố quan hệ với đồng minh để chuẩn bị phương án 2.

Khi đó, CIA khẳng định với các đồng minh Ả rập, Thổ Nhĩ Kỳ cùng với phe đối lập rằng, “Kế hoạch B” sẽ được triển khai ngay lập tức nếu lệnh ngừng bắn và tiến trình giải quyết chính trị trong nước (được gọi là “Kế hoạch A”) bị vi phạm và chiến sự tái bùng phát.

Và mới đây (20/4), trong một hành động của Nhà Trắng, trong khuôn khổ chuyến thăm Ả Rập Saudi, hai ngày 20 và 21/4, Tổng thổng Mỹ Barack Obama đã có các cuộc gặp riêng rẽ tại thủ đô Riyadh với Quốc vương nước chủ nhà Salman Bin Abdul Aziz và Thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan của Tiểu vương quốc Abu Dhabi thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Tại cuộc gặp kéo dài hai giờ, Tổng thống Obama và Quốc vương Salman đã trao đổi về mối quan song phương, các cuộc xung đột tại Trung Đông cũng như vấn đề chống khủng bố.

Theo giới phân tích khu vực, những căng thẳng giữa Riyadh và Washington đã gia tăng thời gian qua, trong bối cảnh Mỹ không còn mặn mà với các đồng minh truyền thống tại vùng Vịnh nhưng lại cởi mở hơn với Iran. Do đó, chuyến công du Ả Rập Saudi lần này của ông Obama mang một sứ mệnh đặc biệt, đó là cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh.

Bên cạnh một loạt vấn đề như chống khủng bố, các cuộc khủng hoảng trong khu vực, Washington cũng muốn tận dụng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-GCC như một cơ hội tốt để làm trung gian hòa giải giữa Iran và các nước Ả Rập vùng Vịnh.

Như vậy, cùng với việc mập mờ tuyên bố "Kế hoạch B" gần thời điểm HNC rút khỏi bàn đàm phán, giới chuyên gia đồn đoán rằng, trong bối cảnh mối quan hệ với Teheran đang xuống cấp, Mỹ đang cố gắng hàn gắn các mối quan hệ, lôi kéo đồng minh để cùng thực hiện kế hoạch.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI