Đại học Leeds: 'Việt Nam là hình mẫu của lối sống bền vững'

25/05/2018 - 17:34

PNO - Thế giới dường như đạt nhiều thành tựu trong việc đưa cư dân thoái khỏi đói nghèo, đem lại nền giáo dục và y tế tốt đẹp, nhưng lại đang tiêu thụ tài nguyên với tốc độ phá hoại hành tinh.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Leeds (Anh) phát hiện ra mối liên hệ đáng sợ giữa mức độ phát triển xã hội và thiệt hại gây ra với môi trường của 150 quốc gia trên toàn thế giới.

Theo nghiên cứu này, các quốc gia càng hiện đại, xã hội càng tiến bộ thì có lối sống hao phí tài nguyên càng nặng nề. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt chính là khắc phục sự mất cân đối giữa những gì con người muốn và khả năng cung cấp của thiên nhiên bằng cách cắt giảm chất thải.

Dai hoc Leeds: 'Viet Nam la hinh mau cua loi song ben vung'
Con người dường như không thể thể cải thiện chất lượng cuộc sống mà không đe dọa đến sự bền vững của trái đất.

Dẫu vậy, chúng ta dường như không thể thể cải thiện chất lượng cuộc sống mà không đe dọa đến sự bền vững của trái đất.

Nhóm nghiên cứu cho rằng quốc gia duy nhất đang thực hiện tốt nhiệm vụ này là Việt Nam, trong khi tệ nhất là Hoa Kỳ - một trong năm nước vượt quá tiêu chuẩn sử dụng tài nguyên, làm hại đến môi trường dựa trên cả bảy tiêu chí (cột ngang trong ảnh) do nhóm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Bền vững tại Đại học Leeds đưa ra.

Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành 11 biện pháp đo lường tiến bộ xã hội (cột dọc) là: thái độ hài lòng với cuộc sống, số năm sống lành mạnh, dinh dưỡng, vệ sinh, thu nhập, cơ hội tiếp cận năng lượng, giáo dục, hỗ trợ xã hội, quyền dân chủ, bất bình đẳng thu nhập và tỷ lệ việc làm; qua đó phát hiện tiến bộ khổng lồ không chỉ ở các nền kinh tế phương Tây giàu có mà còn giữa nhiều nước tương đối khó khăn.

Dẫu vậy, các nước như Philippines, Ấn Độ và Nam Phi vẫn không đạt nhiều tiến bộ.

Dai hoc Leeds: 'Viet Nam la hinh mau cua loi song ben vung'
Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu tại Đại học Leeds, Anh.

Nhìn chung, theo kết quả nghiên cứu, nếu mong muốn có tương lai bền vững, con người cần duy trì lối sống đơn giản – thậm chí nghèo nàn – hoặc tìm cách di chuyển về phía góc trái của biểu đồ (ảnh).

Riêng Việt Nam vẫn là một câu dấu chấm hỏi mà nhóm nghiên cứu chưa thể đưa ra giải thích chính xác.

Ngọc Anh (theo SCMP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI