Đại gia đình, nơi yêu thương ngập tràn

29/01/2015 - 16:37

PNO - PN - Dắt tôi len lỏi vào con ngõ sâu, bà Lê Thị Cẩm Nhung (Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hồ hởi: “Ở đây, gia đình tam, tứ đại đồng đường khá nhiều. Đặc biệt, gia đình trên dưới thuận hòa, hiếu...

edf40wrjww2tblPage:Content

Dai gia dinh, noi yeu thuong ngap tran

Đại gia đình ông Hinh, bà Kính

Ánh mắt nội tướng

Ở cùng con trai út trong căn nhà ba gian rộng rãi, ông Hinh chỉ sang các căn nhà “vệ tinh”, giới thiệu từng thành viên gia đình. Ngoài cậu con trai thứ tư cất nhà mặt tiền để kinh doanh và cô con gái lấy chồng xa, năm người con còn lại đều ở cùng ông bà trong những căn nhà san sát nhau, quay mặt về hướng “nhà chính”. Mới đây, đứa cháu nội đích tôn lập gia đình, ông lại cho cháu một phần để được gần gụi cha ông. “Các căn nhà hợp lại thành một ngôi nhà lớn với nhiều phòng nhỏ, cứ thêm một gia đình, nhà lại rộng thêm ra...”, ông Hinh nói.

Ông đang đứng ngoài hiên liên miên chuyện cắt đất xây nhà thì trong này, chiếc điện thoại di động cất lên cái giọng trẻ con thỏ thẻ. Mắt sáng trưng, cụ quay sang tôi, giọng tự hào: “Đó, đứa cháu cố hai tuổi của tui đó, tiếng chuông điện thoại ấy là do ba nó - cháu nội tui thu âm rồi cài vô, mỗi lần có điện thoại là nghe... sướng lỗ tai!”.

Nhanh nhẹn, hào hứng là thế, nhưng khi vừa bắt máy, nghe giọng con trai ở đầu dây bên kia, cụ đổi giọng nghiêm túc lạ kỳ. Ngồi ngoài này, lẳng lặng “nghe lỏm” được mấy câu, cụ bà thở phào một cái, chậm rãi: “Cha con ổng đang hỏi thăm nhau về bệnh tình của tui đó, khổ, ngày nào cũng thế, chỉ là bị đau khớp thôi mà...”. Nói rồi, bà đưa tay xoa xoa chỗ chân đau, nhìn mông lung ra ngõ, nét mặt không giấu vẻ cảm động.

Ngày nào cũng thế, cứ chừng nửa buổi sáng, ông Hinh lại nghe một lượt điện thoại, thông báo tình hình sức khỏe của vợ cho các con. Trong cái “xóm” này, ông bà là trung tâm. Sau bốn tháng bị đau chân, không đi lại được, bà trở thành... “đề tài” thu hút sự chú ý của các con. Con trai, con rể thì không ngớt hỏi thăm; con gái con dâu thì chiều chuộng từng bữa ăn, giấc ngủ. Sáng sáng, cô thợ may Thiều Kim Vân lấy cớ “ít hàng” mà chạy sang trông chừng, gội đầu, cắt tỉa móng tay cho mẹ. Cô dâu út lo bữa cơm trưa. Làm mẹ trong một đại gia đình, điều khiến bà Kính tự hào nhất là sự thuận hòa, thân thiết của con gái, con dâu.

Bà kể: “Đứa nào cũng giống đứa nào, hễ gặp nhau là chị chị em em, xúm vô phụ giúp, chuyện trò”. Hỏi về bí quyết “thuần phục” mối quan hệ "ngàn đời nhạy cảm" này, bà chỉ cười: “Chẳng dạy gì cả, là tự chúng nó học nhau thôi”. Nói thế, nhưng nhìn cách bà giao tiếp với con với cháu, ai cũng hiểu phép tắc trong nhà này đến từ đâu.

Không dạy con bằng đòn roi, bà Kính chia sẻ: “Chỉ dạy con bằng ánh mắt, vậy mà đứa nào cũng răm rắp nghe tui”. Cái uy trong ánh mắt người mẹ này là có thật. Gặp chuyện gì cũng dặn, cũng khuyên; nghe đâu có chuyện hay, chuyện dở, bà cũng đem về kể để nêu gương, như răn dạy. Nằm lòng bao lẽ đúng sai, nên nhỡ khi gặp chuyện bất ngờ, chỉ cần nhìn ánh mắt mẹ, các con bà Kính đều hiểu mình phải làm gì.

Bà Kính kể, khi ấy, bà làm thợ may, ông làm thợ hồ, tuy con đông nhưng so với xóm giềng thì cũng thuộc hàng no đủ. Vì thế, mọi món thơm thảo từ bà con, hàng xóm, bà đều nhường phần cho nhà khác nghèo khó hơn. Mỗi lần có ai cho miếng bánh hay vài đồng bạc lẻ, thòm thèm, nhưng các con chỉ dám nhìn mẹ, “hỏi ý”. Bà Kính chẳng nói gì, nhìn con cười nhẹ, đứa trẻ hiểu ý nên lễ phép cảm ơn rồi chạy biến ra sau hè, nhường không gian tiếp khách cho mẹ. Khi con đã lớn, bè bạn dập dìu, bài học của mẹ lại chuyển sang những câu chuyện yêu đương, gìn giữ.

Năm ấy, cô con gái đầu vừa ra trường đi làm, bà đã để ý thấy cậu thanh niên hay đưa về trước ngõ. Tuy quần quật với chiếc máy may, rồi thêm một bầy con nhỏ, bà vẫn âm thầm chờ đợi con tâm sự. Chờ hoài không thấy, một bữa, bà làm ra vẻ bình thản, hỏi: “Tụi con lớn rồi, sao chỉ bè bạn ngoài đường mà không vô nhà thưa má, thưa ba?”. Cô con gái giật mình nhìn mẹ, ngay bữa sau đã ngoan ngoãn dắt bạn về “trình”.

Kể xong, bà cười: “Chuyện đó đã ba mươi mấy năm, giờ cha mẹ không thể bắt con một trình, hai trình vậy được, nhưng phải biết cách, để khi cần can thiệp, con cái vẫn tôn trọng, ghi nhận lời mình”.

Có sáu ngôi nhà, năm đứa con, tám đứa cháu, một chắt, tính cả dâu rể là 21 người, mà lại không gây phiền chòm xóm, cũng là nhờ cái uy của ông bà. Theo ông, chẳng có đứa con nào bất trị, bất hiếu, khi được cha mẹ yêu thương đúng cách. “Công bằng là lý lẽ của mọi sự thuận hòa", ông khẳng định. Lúc lui về dưỡng già, chia chút tài sản cho các con có vốn làm ăn, ông bà bàn nhau chia đều các phần, không phân biệt trai gái.

Lúc dựng vợ gả chồng, ông quan niệm, phải thương yêu, bênh vực con dâu, con rể, vậy mới công bằng. Mới đây, khi vợ chồng cậu con trai thứ năm cãi vã giữa đêm hôm, bà Kính lật đật trở dậy, một mực đòi chống gậy sang. Vừa thấy mẹ, anh con trai đã vội hạ giọng. Bà Kính dừng ở thềm nhà, nói nhỏ: “Đàn ông mà ức hiếp vợ là hỏng!”. Nói xong, bà lặng lẽ chống gậy ra về. Sau lưng bà, cả con trai, con dâu rối rít xin lỗi.

Tương kính như tân

Lạ một điều, trong cuộc sống đông đúc, bận bịu những kỷ luật, phép tắc ấy, chuyện vợ chồng bà Kính ông Hinh vẫn bằng lặng tin yêu như thuở ban đầu.

Suốt buổi chuyện trò, những lúc ông cao hứng dông dài về sự thành công của con cháu, bà không vừa lòng, lại lấy giọng hờn dỗi: “Thôi ông nó cứ kể đi, tui không tham gia nữa”. Nghe đến đó, ông vội cười xòa, làm bộ nhớ nhớ quên quên đặng nhờ bà... kể phụ. Rồi phu xướng phụ tùy, cứ thế rôm rả.

Bà kể, bốn tháng nằm nhà vì chân đau, bà vừa buồn vừa tiếc. 14 năm tham gia CLB Dưỡng sinh của xã, sáng nào bà cũng được chồng đánh thức, rồi cùng sửa soạn, đưa nhau ra ngoài ủy ban. Vợ hớn hở nhập cuộc cùng các bạn già, chồng chọn một chiếc ghế đá, vừa ngồi thưởng thức khí trời, vừa chờ vợ tập xong lại chở đến chợ cho bà mua sắm, đón về. Bà khoe: “Hơn năm chục năm, hễ tui ra đường là ổng vui vẻ chở đi, chẳng hề nhăn nhó”. Ông cười cười: “Dại gì! Nhăn nhó là bả hổng thèm đi nữa đâu!”. Bẽn lẽn cười, bà tiếp: “Giờ già rồi mới bà bà ông ông vậy đó, chứ xưa hổng có đâu”. Với người phụ nữ này, cái cách xưng hô “bà bà ông ông” đủ khiến bà ngượng ngùng, phải lựa lời giải thích.

Dai gia dinh, noi yeu thuong ngap tran

Vợ chồng ông Hinh, bà Kính

Tuổi già lắm bệnh, quanh năm có đến mấy chục bận bà cảm cúm, nhức mỏi. Vậy mà hễ vợ trở bệnh, ông Hinh lại cuống quýt, lo âu. Không chỉ miếng cơm, viên thuốc ba bữa mỗi ngày, từ sớm đến khuya, ông đều túc trực đặng kịp can ngăn mỗi lúc bà động tay vào việc nhà. Mới đây, trước khi nhà có giỗ, ông đã nhiều lần “quán triệt” vợ “phải ngồi yên”, để mặc chồng con lo liệu. Dù vậy, lúc đang bận cúng kính ở gian trên, vừa trở xuống đã thấy vợ cắm cúi lặt rau cùng các cháu, ông vội chạy lại, một mực đỡ bà đứng dậy, bắt “ngồi ghế mà nghỉ ngơi”. Nhìn cảnh ấy, đám cháu bật cười, chào thua sự “làm quá” của ông.

Theo bà, mọi thói quen ứng xử của vợ chồng đã thành nếp từ lâu. Ngày trước, mỗi lần mâu thuẫn, bản thân cũng nổi giận đùng đùng, nhưng chỉ cần nhìn vẻ mặt giận dữ của chồng, bà lập tức im lặng, lắng nghe. Mặc kệ đúng sai, bà chờ cho ông qua cơn giận mới lựa lời phân giải. “Lời nói đúng lúc mới là lời hay”, bà nói, và mọi mâu thuẫn trong nhà đều được hóa giải bằng cái lẽ “biết tiến, biết lùi” ấy.

***

Cứ mỗi cuối tuần, hai đứa con ở xa lại đưa gia đình về để cả nhà tập trung ăn uống, “xóm gia đình” lại vui như hội. “bao nhiêu năm cả nhà không một lần to tiếng, trừ... tiếng cười, cả làng đều phục ông bà Hinh về cách dạy con”, bà Cẩm Nhung chia sẻ.

Mỗi lần cần nhắc nhở con cháu, ông chỉ nhỏ nhẹ “nhìn má bây kìa”, hoặc bà đem trách nhiệm, thương yêu của chồng ra nhắc “phải học ba con”, ý thức vun vén, dựng xây đối với các con từ đó mà dần hình thành.

 THANH TÂN

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.