Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM: Sự thụ hưởng của người dân cần phải tương xứng với những gì họ đóng góp

27/10/2016 - 07:51

PNO - Trong dự thảo kế hoạch phân bổ ngân sách năm 2017, dự kiến, tỷ lệ thu từ ngân sách để lại cho TP.HCM sẽ bị cắt giảm từ mức 23% xuống 18%.

Trong dự thảo kế hoạch phân bổ ngân sách năm 2017, dự kiến, tỷ lệ thu từ ngân sách để lại cho TP.HCM sẽ bị cắt giảm từ mức 23% xuống 18%. ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng, nếu áp dụng con số 18% thì khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư của thành phố sẽ giảm mạnh và thành phố trì trệ hơn.

* Căn cứ nào để TP.HCM đề xuất giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách, thưa bà?

- Thành phố đã tính toán, căn cứ trên cơ sở Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị nói rằng: phải đảm bảo ngân sách cho TP.HCM, thậm chí còn xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố ở những lĩnh vực có thế mạnh. Ngân sách điều tiết cho thành phố chính là nguồn vốn để thành phố chủ động đầu tư vào những điểm nghẽn như giao thông hay môi trường, hạ tầng xã hội… Hiện nay, kinh tế cả nước có phần chững lại nên thành phố thấy cần chia sẻ với cả nước. Vì vậ y, thành phố đề nghị nếu không thể giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách 23% thì cũng chỉ nên giảm xuống còn 21%, chứ không nên giảm mạnh xuống 18%. Chúng tôi tính toán rằng, nếu giảm xuống 21% thì lãnh đạo và người dân thành phố còn có thể chịu đựng được.

Dai bieu Quoc hoi Nguyen Thi Quyet Tam, Chu tich HDND TP.HCM: Su thu huong cua nguoi dan can phai tuong xung voi nhung gi ho dong gop

* Nếu TP.HCM được giữ nguyên ngân sách điều tiết thì những vấn đề bức xúc bấy lâu như kẹt xe, ngập lụt có được giải quyết không?

- Nếu đề xuất của thành phố được chấp nhận, những điểm nghẽn đó sẽ được giải quyết tốt hơn. Thành phố không đổ lỗi nhưng những khó khăn, ách tắc của thành phố như kẹt xe, môi trường, ngập nước, thiếu trường học, quá tải bệnh viện… có yếu tố khách quan là do nguồn lực bị cắt giảm.

* Là đầu tàu kinh tế của cả nước, nếu TP.HCM không chủ động được về nguồn vốn, đầu tàu này liệu có đủ sức để kéo những toa phía sau, thưa bà?

- Chúng ta xác định TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp tới 30% vào tăng trưởng chung của đất nước, bởi vậy Chính phủ nên dồn lực cho thành phố phát triển. Nếu đầu tư dàn trải thì nguồn lực sẽ không phát huy tác dụng.

Người dân thành phố vẫn đầu tắt mặt tối làm ra tiền để nộp ngân sách mà phải sống trong ngập lụt, điều kiện y tế, học hành không tốt thì họ sẽ cảm thấy thiếu công bằng. Sự thụ hưởng của người dân cần phải tương xứng với những gì họ đóng góp. Lẽ ra, chúng ta phải có một chủ trương đầu tư đột phá cho thành phố trong một giai đoạn nhất định. Khả năng tự tháo gỡ, giải quyết để vươn lên của người dân thành phố là rất rõ. Chúng ta cần thổi vào đó một luồng gió để những lợi thế này được phát huy.

Phương Mai (ghi)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI