Đặc sắc lễ hội Cầu ngư lớn nhất ở Đà Nẵng

17/02/2025 - 15:51

PNO - Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngày 17/2, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng tổ chức lễ hội Cầu ngư truyền thống năm 2025. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của ngư dân miền biển cầu mong một năm trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang.
Ngày 17/2, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng tổ chức lễ hội Cầu ngư truyền thống năm 2025. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của ngư dân miền biển cầu mong một năm trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang.
Lễ hội Cầu ngư này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Lễ hội Cầu ngư này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia”.
Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, là sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển miền Trung, cư dân các làng chài ven biển Đà Nẵng.
Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, là sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển miền Trung, cư dân các làng chài ven biển Đà Nẵng.
Lễ hội Cầu ngư gắn với tín ngưỡng thờ cá Ông ở làng biển ra đời và phát triển dựa trên lịch sử văn hoá tâm linh của vùng đất, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của ngư dân làng chài ven biển.
Lễ hội Cầu ngư gắn với tín ngưỡng thờ cá Ông ở làng biển ra đời và phát triển dựa trên lịch sử văn hoá tâm linh của vùng đất, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của ngư dân làng chài ven biển.
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ ngày 14 đến 17/2/2025 (nhằm ngày 17 đến 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại công viên biển Hà Khê, đường Nguyễn Tất Thành, phường Xuân Hà với các nghi lễ truyền thống cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ ngày 14 đến 17/2/2025 (nhằm ngày 17 đến 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại công viên biển Hà Khê, đường Nguyễn Tất Thành, phường Xuân Hà với các nghi lễ truyền thống cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Phần lễ gồm lễ nghinh thần, lễ cúng tế rước Ngài Nam Hải Thượng đẳng thần tại bãi biển, múa cờ trình tường, lễ cầu an và nghi lễ cúng tạ.
Phần lễ gồm lễ nghinh thần, lễ cúng tế rước Ngài Nam Hải Thượng đẳng thần tại bãi biển, múa cờ trình tường, lễ cầu an và nghi lễ cúng tạ.
Phần hội được tổ chức nhiều hoạt động mang đậm tính dân gian của làng chài như: đan lưới, gánh cá, ngoáy thúng, ẩm thực “hương vị biển”; hát tuồng, hô hội bài chòi và những môn thể thao vận động trên biển như biểu diễn thuyền Sup, thuyền Kzal...
Phần hội được tổ chức nhiều hoạt động mang đậm tính dân gian của làng chài như: đan lưới, gánh cá, ngoáy thúng, ẩm thực “hương vị biển”; hát tuồng, hô hội bài chòi và những môn thể thao vận động trên biển như biểu diễn thuyền sup, thuyền kayak ...
Ngoài ra, tại lễ hội còn tổ chức các gian trưng bày mô hình, hình ảnh với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, các gian hàng sản phẩm OCOP, đặc trưng của các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các món ẩm thực đặc trưng trên địa bàn quận Thanh Khê.
Ngoài ra, tại lễ hội còn tổ chức các gian trưng bày mô hình, hình ảnh với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, các gian hàng sản phẩm OCOP, đặc trưng của các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các món ẩm thực đặc trưng trên địa bàn quận Thanh Khê.
Lễ hội Cầu ngư truyền thống góp phần bảo tồn các giá trị tâm linh, tín ngưỡng, lịch sử truyền thống, văn hóa - nghệ thuật, xác lập chủ quyền biển đảo… Lễ hội đề cao giá trị cố kết cộng đồng trong đời sống hiện đại, điểm hẹn văn hóa đặc sắc cho du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
Lễ hội Cầu ngư truyền thống góp phần bảo tồn các giá trị tâm linh, tín ngưỡng, lịch sử truyền thống, văn hóa - nghệ thuật, xác lập chủ quyền biển đảo… Lễ hội đề cao giá trị cố kết cộng đồng trong đời sống hiện đại, điểm hẹn văn hóa đặc sắc cho du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI