Đã tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ lại thích mẹ hơn bố

02/12/2016 - 10:11

PNO - Những gì tôi thích làm là chia sẻ gánh nặng cho vợ khi cần thiết để vợ tôi có thể nghỉ một chút nhưng con cái tôi thì lại không thích gần gũi với bố.

Việc của bố chỉ là đi tìm xem mẹ ở đâu

“Mẹ làm cơ! Mẹ làm cơ! Mẹ đi giày cho con cơ!!”

Cuối cùng thì tôi cũng phải bỏ cuộc trong việc cố nhét chân của con vào giày và đưa lại cho mẹ nó vì phải thừa nhận một sự thật là tôi càng cố giúp con thì càng làm con bực bội hơn.

Không may là vợ tôi lại đang bận rộn với đứa em song sinh của thằng bé - người đang phản ứng lại với mẹ khi dành sự chú ý sang cho anh mình với một nỗi buồn sâu sắc, thằng bé đang tỏ ra buồn bã.

Đó chỉ là một ngày bình thường trong gia đình tôi.

Trong mắt của 2 thằng bé 2 tuổi rưỡi của tôi thì sự hiện diện của tôi là vô cùng khó chịu. Một người mà vì lợi ích của tất cả mọi người, nên thu dọn hành lý và biến mất đi thì hơn.

Ngày nào tôi cũng cố gắng giúp bọn trẻ với những việc quen thuộc như chạy quanh nhà và tìm mẹ cho chúng. Nếu không tìm được cô ấy thì bọn trẻ sẽ chui vào một cái khe tủ mà tôi không thể vào được.

Tôi thậm chí còn không được tin tưởng để làm ghế cho bọn trẻ ngồi vào lòng. Cả hai đứa đều thích tự thăng bằng trên một chân của vợ tôi hơn là ngồi vững chãi trên chân tôi.

Da tim ra nguyen nhan vi sao tre lai thich me hon bo

Mẹ đem lại cảm giác an toàn hơn

Không giống như những gì bạn nghĩ đâu. Thật ra thì tôi không phải là một người bố tắc trách đâu. Theo tiến sĩ Sam Wass, một nhà tâm lý học của ĐH East London (Anh) thì vấn đề nằm ở con trai tôi khi chúng đang cố chứng tỏ sức mạnh của chúng như một phần của quá trình từ một em bé thụ động thành một chàng trai.

“Trẻ em thường để ý những gì chúng có thể đưa vào miệng và việc lựa chọn cha hay mẹ là người chúng muốn tương tác, đây là 2 trong số rất ít những việc mà trẻ có thể làm được”, ông giải thích.

Để chắc chắn hơn, chuyên gia tâm lý gia đình Miriam Chachamu, đã bổ sung: “Đây là một điều rất bình thường và không hề ảnh hưởng xấu gì đến gia đình của bạn cả.

Phần lớn thời gian trẻ chọn mẹ vì chúng dành nhiều thời gian với mẹ hơn, tính cả khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày trong bụng. Với trẻ thì mẹ đem đến cho chúng cảm giác an toàn và được bảo vệ, chúng có thể nói từ “mẹ” đầu tiên khi bắt đầu biết nói”.

Nguyên nhân đôi khi đến từ người cha

Nhưng điều đó đúng là không dễ dàng gì đối với những người cha – những người có thể phải đối mặt với sự từ chối từ một trong những người mà mình yêu nhất. Chuyên gia Chachamu đã chỉ ra rằng một số người cha cũng từ chối  sự gắn bó của con – điều sẽ củng cố được vị trí của cha trong lòng con, và đẩy nó sang cho mẹ.

Cá nhân tôi đã từng xảy ra chuyện như vậy nên tôi đã từng hối hận. Đứa con gái 7 tuổi của tôi cũng như vậy khi nó bằng tuổi hai đứa em. Con bé đã từng càu nhàu cả tối dưới gầm ghế khi tôi trông con bé cho tới tận khi đến giờ đi ngủ.

Thà nó ngồi dưới gầm ghế còn hơn là chịu đựng sự tra tấn khi ngồi trên ghế sofa với tôi xem phim và ăn bánh. Nhưng giờ thì con bé rất thích tôi, hoặc ít ra thì tôi cũng là một người nào đó mà con bé có thể chịu đựng.

Những gì tôi thích làm là chia sẻ gánh nặng cho vợ khi cần thiết để vợ tôi có thể nghỉ một chút. Và khi tôi nói “nghỉ một chút” thì điều đó không có nghĩa là cô ấy sẽ đi vào nhà vệ sinh với mỗi đứa đu một chân và không ngừng hỏi “Mẹ đi một tý thôi nhé?”.

Việc để chúng ra khỏi vòng kiểm soát của cô ấy cũng là một trong những giải pháp hiệu quả. Nhưng ngay khi tôi đưa chúng về nhà thì sức hấp dẫn của mẹ lại hút chúng về vòng tay của cô ấy, nếu bạn ở đó thì hẳn bạn sẽ nghĩ họ bị chia cắt từ triệu thập kỷ trước vậy.

Làm gì để thay đổi tình hình này?

Ngoài việc chờ đợi và hy vọng rằng trẻ sẽ chú ý đến sự hiện diện của mình thì còn có điều gì để những ông bố như tôi có thể đẩy nhanh quá trình thân thiết với con?

Da tim ra nguyen nhan vi sao tre lai thich me hon bo

Tiến sĩ Wass gợi ý cho tôi và những ông bố đang rơi vào hoàn cảnh tương tự nên động viên sự thông cảm còn non nớt của trẻ bằng cách giải thích hành vi của chúng làm cho bạn cảm thấy như thế nào.

“Hãy nói rằng nó rất đau lòng và làm bạn buồn khi chúng nói rằng chúng không thích bạn. Hãy hỏi rằng chúng sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn nói như vậy với chúng. Nếu bạn không nói thì đừng tức giận làm gì, chúng sẽ không học được điều gì cả đâu”, tiến sĩ khẳng định.

Chuyên gia Chachamu nói rằng chìa khóa chính là việc mẹ và cha phối hợp với nhau để phát triển lòng tin của trẻ đối với cả hai, điều này bao gồm việc “cố ý khen cha trước mặt trẻ và hãy cẩn thận đừng làm hại thanh danh của cha khi có mặt trẻ ở đó”.

Tôi sẽ cố gắng áp dụng hai lời khuyên này vào thực tế và hi vọng rằng hai đứa trẻ nhà tôi sẽ không nhìn tôi như là một đối thủ cạnh tranh sức ảnh hưởng của mẹ chúng.

Minh An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI