Đã 3 lần đò, còn gì cho bến mới?

23/04/2017 - 14:30

PNO - Liệu anh có thông cảm hay lại ghen tuông, sỉ nhục như người chồng đầu tiên? Tính cả vụ bị cưỡng bức, cô đã qua tay ba người đàn ông, liệu còn gì cho Thụy?

Giấc trưa mụ mị, Thụy mơ thấy toàn cảnh chém giết. Con người hình như quay trở lại thời hồng hoang. Thụy muốn làm Lục Vân Tiên mà sức vóc thằng đàn ông 35 tuổi trói gà không nổi. 

Da 3 lan do, con gi cho ben moi?
 

Có tiếng la hét. Thụy nghẹt thở, vùng dậy. Khói đã cuồn cuộn trong phòng. Trời ơi! Cháy nhà hả? Thụy lao ra khỏi phòng, thấy khói cuộn lên từ tầng hai. Bước thấp bước cao chạy xuống, Thụy đến giữa cầu thang thì tông vô một bóng đen.

- Đui hả? - Mắt tối sầm, Thụy vẫn nhận ra tiếng chú Sáu bảo vệ.
- Cháy ở đâu chú Sáu? Con xin lỗi, khói quá…
- Nhà con Kiều! Tao lên cõng bà già xuống, cháy lên tầng trên là chết cả đám.
Trời đất! Lại nhà cô Kiều.

Khung cảnh thật kinh hoàng. Tiếng la hét náo loạn, tiếng bước chân chạy rầm rập. Dân trong chung cư đang tháo chạy xuống đường. Ngược hướng mọi người là bóng anh cảnh sát khu vực, mấy bóng áo xanh dân phòng. Họ mang theo xô nước, búa, kìm chạy lên tầng hai.

Thụy xuống tới sân chung cư, đụng lốp đốp vào đám người đang chạy lòng vòng la hét. Sao mình không lên giúp một tay. Thụy mới nghĩ trong bụng vậy thì đầu phố vang lên lảnh lót tiếng hụ của xe cứu hỏa. Hai chiếc xe màu đỏ lao vô sân chung cư, vài phút sau vòi rồng đã tung nước lên tận tầng hai, làm quần áo Thụy ướt nhẹp.

Một giờ sau đám cháy được dập tắt. Thụy tính lộn lên kiểm tra nhà cửa thì nghe tiếng khóc thút thít ngay bên cạnh.

- Hức, hức! Má ơi! Má… 
Cô Kiều đầu tóc còn ướt nước, hai mắt thất thần, choàng tay lên vai 
Thụy, khóc.
- Đi đâu mà để nhà cháy vậy?
- Anh ơi… hức hức… em đi… làm tóc. Tại sao nhà em cháy vậy?
- Làm sao tôi biết! 

Da 3 lan do, con gi cho ben moi?
 

Họ quen biết cũng hơn năm nay, là hàng xóm nhưng Thụy ở nhà số 37 lầu 3, cô Kiều ở nhà số 23 lầu 2. Tuy không thân thiết, nhưng thường xuyên giúp nhau ba chuyện vặt, như Thụy sửa giùm Kiều cái bản lề cửa buồng tắm bị hỏng, thay chiếc bóng đèn bị hư.

Cô Kiều thường lên nấu giùm mớ cá kèo, nồi thịt heo kho tàu, hay đính lại chiếc nút áo của Thụy bị rớt. Về quê nghỉ tết xong, quay lại nhà trọ, Thụy mang biếu cô Kiều hũ muối tôm, mấy trái mãng cầu núi Bà.

Sau này người ta mới công bố nguyên nhân cháy nhà do chập điện. Cô Kiều cháy hết tài sản, còn bị phạt 20 triệu đồng, coi như trắng tay. Thụy cằn nhằn, mấy ông chính quyền chơi ác, đè con người ta ra phạt, trong khi khu chung cư đã già khọm, xập xệ, vá chằng vá đụp. 

Cô Kiều xin ở trọ nhà Thụy trong thời gian sửa nhà. Lý do vì Thụy độc thân, lại đi làm suốt ngày. Thụy mừng thầm. Cô Kiều đương nhiên là mỹ nhân, mặt trái xoan, hai má lúm đồng tiền, da trắng hồng, người cao một mét bảy mươi. Thụy cao một mét sáu lăm, đứng cạnh thấy mỏm đầu chấm vành tai hồng hồng, xinh xinh. Năm nay Kiều 35 tuổi, bằng tuổi Thụy mà vẫn mơn mởn như gái đôi mươi, nhìn lóa con mắt. 

- Anh cho em trú nhờ chừng nửa tháng nghen. Khi nào sửa tạm cái cửa, em xuống dưới liền.

- Trời đất! Khách sáo dữ héng! Cô Kiều cứ ở đây chừng nào muốn về cũng được.

Hai đêm đầu hắn đi ngủ nhờ nhà thằng bạn. Đêm thứ ba cô Kiều năn nỉ hắn ở lại. Cô kéo tấm đệm lác xuống nền nhà, loay hoay gấp chiếc mền lại làm gối.

- Em trả giường cho anh. Ngủ dưới nền mát hơn. Hai đêm nay em không ngủ được vì sợ ma.

Nhỏ này nói xạo. Sợ ma mà dám ở một mình bao nhiêu năm nay. Nhưng trong lòng hắn dấy lên niềm hy vọng mơ hồ. Hắn nắm tay cô gái, bắt lên giường, rồi kéo tấm đệm ra xa, sát cửa.

- Tôi sẽ ở lại, nhưng em cứ ngủ trên giường, nằm nền gạch sợ bị cảm. Tôi dân thợ hồ sương gió quen rồi!

Đêm ấy Kiều bảo Thụy: “Muốn em kể chuyện cuộc đời cho nghe hông?”. Hắn thấy hào hứng, kéo tiếp tấm đệm vô. Kiều nói mình thân sơ, thất sở như vầy là do cha mẹ. Năm mười hai tuổi, cô ngỡ ngàng khi thấy cha bỏ nhà đi theo người đàn bà khác. Sau đó, mẹ cô nghỉ bán hủ tíu, sang Campuchia làm ăn.

Da 3 lan do, con gi cho ben moi?
 

Ở nhà chỉ còn Kiều với bà ngoại. Cô không hiểu tại sao cha mẹ lại ác vậy. Bỏ lại bà già 70 với con bé 12 tuổi, giữa chốn Sài Gòn náo nhiệt. Bà ngoại thương cháu còn đi học, lê lết ra đường với gánh trái cây. Bà bệnh hoài, tiền bán trái cây không đủ tiền mua thuốc. Đang học lớp 8, Kiều bỏ ngang về đi bán vé số nuôi ngoại.

Thụy nghe đến khúc đó, làu bàu:
- Ba má em thiệt là... Vậy giờ họ ở đâu?
- Chết rồi! Ông già chết trước bà già bốn năm. Họ chết mà còn ôm mối hận về nhau.

Có lần em nghe ba nói lại, ổng bỏ nhà đi vì hận mẹ em điều gì đó. Giờ thành ma hết rồi. Em cũng quên nỗi hận về hai người. Chết là hết mà anh. Rồi ba mẹ anh còn không?

Tiếng ngáy vang lên như kéo bễ, phì phò, nghèn nghẹn. Kiều xoay người nhìn xuống, thấy Thụy đã ngủ từ lúc nào, cái mặt nhăn nhăn, thương quá. Cô thầm ước mình có được người đàn ông chân chất như vậy. Lam lũ, cực nhọc, nghèo khó cũng được. Miễn là thực lòng thương cô. 

Tối sau, Thụy được mời ngồi lên hẳn chiếc giường cá nhân. Kiều ngồi đối diện hắn: 
- Anh có tin rằng em từng lấy chồng nước ngoài không?

Thụy ngạc nhiên, nhưng vẫn gật đầu. Kiều bảo ông chồng già người Đài Loan hơn cô tới 25 tuổi. Cô quen ổng trong một “tua” du lịch, rồi sau đó đồng ý làm đám cưới. Kiều kể:

- Lão chồng em lùn ỉn, đi lạch bạch như vịt xiêm. Nó nói mượn tiền của em để mua thêm cổ phần công ty, ai dè mất luôn!

Lão chồng già sợ Kiều bỏ đi. Hiển nhiên là như vậy. Lão không cho cô đi làm, bắt ở nhà nội trợ. Mua sắm gì cũng phải xin tiền chồng, tiền thừa đem về phải nộp lại. Kiều có bầu được hai tháng, lão biết và một mực đưa cô tới bệnh viện nạo thai.

Lão sợ có con, vì đã có hai thằng con trai rồi. Mẹ lão cũng không muốn thêm cháu nội. “Gia sản nhà họ Vương không còn nhiều! Phải chia năm xẻ bảy thì lụn bại thôi”. Từ lần ấy, Kiều thường né tránh chồng khi lão muốn gần gũi. 

Cho đến cách đây hai năm, cô bỏ trốn về Việt Nam, viết giấy xin ly hôn gửi qua Đài, mà lão chồng già nhất định không ký. Lão muốn cô ở vậy cho tới già. Bữa đi làm tóc, cô gặp được một chị cán bộ phụ nữ phường.

Tâm sự chuyện riêng trong lúc ngồi cạnh nhau, chị cán bộ nói, người vợ có quyền đơn phương ly hôn. Nếu Kiều còn giữ được giấy đăng ký kết hôn, chị sẽ giúp làm thủ tục. Vậy mà vụ cháy bất ngờ xảy ra, bao nhiêu đồ đạc giấy tờ cháy mất tiêu.

Bữa chiều thứ bảy, Thụy đưa tiền cho Kiều, nói cô mua giùm thùng bia. “Cho lính thợ nhậu bữa cuối tuần! Em làm gỏi đu đủ, xoài trộn lỗ tai heo nhen!”. Kiều hớn hở đi chợ, không để ý va quẹt với... trụ điện, trầy xước đầu gối. Lúc ăn cơm, thấy Kiều ngồi duỗi một chân, mặt nhăn nhó, Thụy hỏi:

- Em sao vậy?
- Cái chân…

Nước mắt chảy ra trước cả câu nói. Thụy bỏ đũa, chạy xuống lầu xin băng gạc, thuốc sát trùng, kéo Kiều vô phòng trong băng bó. 

- Không sao đâu! Ăn nhậu với anh em đi mà!
Kiều kêu lên, nhưng trong lòng ấm áp lạ.

Chú Sáu bảo vệ vừa đổi ca, cũng ghé vô theo lời mời của Thụy.

- Chà! Xôm tụ nghe! 
- Mời chú Sáu vô uống ly bia! Tụi con bữa nay cuối tuần xả xui!
- Tụi bay mần hồ mà cũng xả xui con mẹ gì? Tao mới xui nè! Đêm qua đứa nào lẻn vô chôm chiếc xe đạp điện, vừa báo công an khu vực rồi.

Cả đám nhậu nhao nhao lên phán đoán, chửi thề. Khu chung cư này như bà lão chín mươi, răng rụng hết trơn. Tụi trộm muốn vô chỗ nào cũng được. Như căn nhà cô Kiều kia, đám cháy cả mười phút mà xe cứu hỏa chưa vô được vì hẻm nhỏ. Chú Sáu cầm nguyên chai bia, giơ lên mời rồi nốc một hơi hết nửa.

Chú nhìn lom lom vô mặt Thụy.

- Ê thằng kia! Bữa nay là mày mời hay con Kiều?
- Dạ … con! - Thụy ấp úng.
- Con nữa đó chú! - Kiều tiếp lời.

Chú Sáu cười khùng khục:
- Tao thấy hai đứa bây đám cưới rồi về ở chung cho khỏe. Ở Tây Ninh, thằng Thụy còn ai đâu!

Buổi tối, Thụy nằm quay mặt vô tường, ngủ sớm. Kiều trằn trọc lăn qua, lăn lại trên giường, suy nghĩ hoài về câu nói ban chiều của chú Sáu. Cô tính kêu Thụy  dậy, để kể nốt phần đời vùi dập của mình, nhưng cô lại băn khoăn.

Cô có nên kể những chuyện đó cho Thụy nghe không? Liệu anh có thông cảm hay lại ghen tuông, sỉ nhục như người chồng đầu tiên? Tính cả vụ bị cưỡng bức, cô đã qua tay ba người đàn ông, liệu còn gì cho Thụy?

Cô ngủ thiếp đi. Giấc mơ đầy hoa hồng. Cô thấy căn nhà đã sửa xong, sáng sủa và đẹp hơn. Thụy đồng ý thu xếp về ở với cô, trả lại căn nhà đang thuê trên lầu ba. Ừ hén! Hai người ở một nhà không đỡ tiền sao! Nụ cười trong mơ tươi như đóa hồng buổi sáng. Thơm thuần khiết.

Phùng Phương Quý

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.