Cứu vớt bờ biển Hội An liên tục bị xói lở

27/08/2023 - 15:32

PNO - Từ năm 2000 đến nay, bờ biển Hội An liên tục bị xói lở do phát triển du lịch ồ ạt. Để giữ bờ, chính quyền đang chi hàng trăm triệu USD để làm các dự án đê kè.

 

Bờ biển Hội An dài 7,5 km với nhiều bãi tắm như Cửa Đại, Thịnh Mỹ, An Bàng... Trong đó, Cửa Đại là một trong 25 bãi biển được công nhận đẹp nhất châu Á, nhưng từ năm 2000 đến nay liên tục bị xói lở.
Bờ biển Hội An dài 7,5km với nhiều bãi tắm như Cửa Đại, Thịnh Mỹ, An Bàng... Trong đó, Cửa Đại là một trong 25 bãi biển được công nhận đẹp nhất châu Á, nhưng từ năm 2000 đến nay liên tục bị xói lở.
Cách đây nhiều năm về trước, bờ biển Cửa Đại (P.Cửa Đại, TP.Hội An) bị sóng đánh tan hoang. Biển xâm thực vào hàng trăm mét, nuốt cả bờ biển dài khoảng 3km kéo theo hàng loạt cơ sở hạ tầng của các resort, nhà hàng xuống biển.
Cách đây nhiều năm, bờ biển Cửa Đại (P.Cửa Đại, TP.Hội An) bị sóng đánh tan hoang. Biển xâm thực vào hàng trăm mét, nuốt cả bờ biển dài khoảng 3km kéo theo hàng loạt cơ sở hạ tầng của các resort, nhà hàng xuống biển.
Phải mất rất nhiều năm với sự vào cuộc của chính quyền tỉnh Quảng Nam với đủ loại biện pháp như nghiên cứu khoa học, chi hàng trăm tỷ xây kè cứng, lập dự án nuôi bãi, kể cả biện pháp tâm linh là cúng gọi cát về…đến nay bờ biển Cửa Đại dần phục hồi bãi cát.
Phải mất rất nhiều năm với sự vào cuộc của chính quyền tỉnh Quảng Nam với đủ loại biện pháp như nghiên cứu khoa học, chi hàng trăm tỷ xây kè cứng, lập dự án nuôi bãi… đến nay bờ biển Cửa Đại dần phục hồi bãi cát.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là biện pháp bền vững vì khi bờ biển Cửa Đại được phục hồi thì biển lại nuốt các bờ biển khác. Sóng giận dữ bắt đầu ăn dần về các bãi biển phía bắc ra hướng Đà Nẵng.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là biện pháp bền vững vì khi bờ biển Cửa Đại được phục hồi thì biển lại nuốt các bờ biển khác. Sóng giận dữ bắt đầu ăn dần về các bãi biển phía bắc ra hướng Đà Nẵng.
Hàng loạt bãi biển của phường Cẩm An (nằm ở phía bắc phường Cửa Đại) như Thịnh Mỹ, An Bàng…đang bị sóng biển tấn công.
Hàng loạt bãi biển của phường Cẩm An (nằm ở phía bắc phường Cửa Đại) như Thịnh Mỹ, An Bàng… đang bị sóng biển tấn công.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam; trong những năm gần đây, bờ biển đoạn qua khối phố Thịnh Mỹ (P.Cẩm An, TP.Hội An) bị xâm thực vào khoảng 30m.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, trong những năm gần đây, bờ biển đoạn qua khối phố Thịnh Mỹ (P.Cẩm An, TP Hội An) bị xâm thực vào khoảng 30m.
Nhiều cuộc điều tra, khảo sát của Trường Cao đẳng Công nghệ, kinh tế thủy lợi miền Trung kéo dài nhiều năm nay đã thống kê chỉ trong 15 năm qua, bờ biển Cửa Đại đã bị xâm thực sâu vào đất liền đến 200m. Một hệ thống giám sát, đánh giá, khảo nghiệm dòng chảy bờ biển của trường này lắp đặt từ năm 2015 cho thấy bờ biển tiếp tục sạt lở ngày càng dữ dội.
Nhiều cuộc điều tra, khảo sát của Trường Cao đẳng Công nghệ, kinh tế thủy lợi miền Trung đã thống kê chỉ trong 15 năm qua, bờ biển Cửa Đại đã bị xâm thực sâu vào đất liền đến 200m. Một hệ thống giám sát, đánh giá, khảo nghiệm dòng chảy bờ biển của trường này lắp đặt từ năm 2015 cho thấy bờ biển tiếp tục sạt lở ngày càng dữ dội.
Kết quả khảo sát, đo đạc, tính toán các nhà khoa học của đơn vị này đã chỉ ra nguyên nhân chính gây xói lở bờ biển Hội An là do thiếu hụt trầm tích vùng biển, dòng chảy trầm tích từ sông Thu Bồn đã bị suy giảm một nửa khi xây dựng hồ chứa thủy điện ở thượng lưu.
Kết quả khảo sát, đo đạc, tính toán của đơn vị này đã chỉ ra nguyên nhân chính gây xói lở bờ biển Hội An là do thiếu hụt trầm tích vùng biển, dòng chảy trầm tích từ sông Thu Bồn đã bị suy giảm một nửa khi xây dựng hồ chứa thủy điện ở thượng lưu.
Ngoài ra, việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng nằm sát bờ biển đã làm mất đi sự trao đổi giữa cồn cát trên bãi biển và ngoài biển. Sự bất tương xứng của dòng chảy trầm tích đi ra từ Cửa Đại, sự thay đổi của sóng bờ biển phía Bắc hoặc hệ thống bảo vệ bờ biển của chủ các khu nghỉ dưỡng và các kè chắn do chính quyền địa phương Quảng Nam đầu tư đã gây ra sự xói lở các khu vực lân cận.
Ngoài ra, việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng nằm sát bờ biển đã làm mất đi sự trao đổi giữa cồn cát trên bãi biển và ngoài biển. 
Có thể thấy, sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào năm 1997, chủ trương phân lô bờ biển để phát triển du lịch đã để lại hậu quả. Mỗi lô được phân cách mép nước biển 200m; riêng bờ biển Hội An với hàng chục dự án.
Có thể thấy, sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào năm 1997, chủ trương phân lô bờ biển để phát triển du lịch đã để lại hậu quả. Mỗi lô được phân cách mép nước biển 200m; riêng bờ biển Hội An với hàng chục dự án.
Hậu quả của việc phát triển ồ ạt là vệt rừng phòng hộ ven biển bị băm nát. Nay, đi dọc bờ biển Hội An chỉ thấy vài đoạn còn giữ lại rừng phòng hộ nhưng mỏng lé vì bị con người xâm chiếm làm resort, nhà hàng, khách sạn…
Hậu quả của việc phát triển du lịch ồ ạt là vệt rừng phòng hộ ven biển bị băm nát. Nay, đi dọc bờ biển Hội An chỉ thấy vài đoạn còn giữ lại rừng phòng hộ nhưng mỏng lé vì bị con người xâm chiếm làm resort, nhà hàng, khách sạn…
Lão ngư dân Nguyễn Công Hùng (87 tuổi) sống bên bờ biển Cửa Đại, than thở: Bao đời nay, bà con ở làng biển này chưa bao giờ chứng kiến cảnh sạt lở kinh hoàng đến vậy. Ngày xưa dọc theo bờ biển này là rừng dương phòng hộ bao bọc, nhiều đoạn chiều ngang rừng dương từ mép biển vào sâu đất liền từ 300-1.000 m làm lá chắn tự nhiên, chẳng kè chống gì mà bờ biển không bao giờ sạt lở. Nhưng kể từ sau khi chia tách tỉnh, toàn bộ rừng dương liễu phòng hộ ven biển bị triệt hạ để phân lô xây dựng khu nghỉ dưỡng. Bắt đầu từ đó đến nay bờ biển bắt đầu sạt lở ăn sâu vào đất liền khiến nhiều khu nghỉ dưỡng đầu tư hàng trăm triệu USD trôi ra biển.
Ngư dân Nguyễn Công Hùng (87 tuổi) sống bên bờ biển Cửa Đại, than thở: Bao đời nay, bà con ở làng biển này chưa bao giờ chứng kiến cảnh sạt lở kinh hoàng đến vậy. Ngày xưa dọc theo bờ biển này là rừng dương phòng hộ bao bọc, nhiều đoạn chiều ngang rừng dương từ mép biển vào sâu đất liền từ 300-1.000m làm lá chắn tự nhiên, chẳng kè chống gì mà bờ biển không bao giờ sạt lở. Nhưng kể từ sau khi chia tách tỉnh, toàn bộ rừng dương liễu phòng hộ ven biển bị triệt hạ để phân lô xây dựng khu nghỉ dưỡng. Bắt đầu từ đó đến nay bờ biển bắt đầu sạt lở ăn sâu vào đất liền khiến nhiều khu nghỉ dưỡng đầu tư hàng chục triệu USD trôi ra biển.
Để cứu khối tài sản đầu tư hàng chục triệu USD, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã tự bỏ tiền ra làm kè chắn sóng hay làm mọi cách để giữ bờ biển.
Để cứu khối tài sản đầu tư hàng chục triệu USD, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã tự bỏ tiền ra làm kè chắn sóng hay làm mọi cách để giữ bờ biển.
Biện pháp cơ bản ít tốn tiền nhất là đào hào rồi chôn cọc tre thành luỹ, thành lớp để giữ cát. Đơn vị nào có tiền thì đóng cọc bê tông làm kè cứng.
Biện pháp cơ bản ít tốn tiền nhất là đào hào rồi chôn cọc tre thành lũy, thành lớp để giữ cát. Đơn vị nào có tiền thì đóng cọc bê tông làm kè cứng.
Mỗi nơi, mỗi doanh nghiệp làm mỗi kiểu kè không giống nhau, theo kiểu rách đâu vá đó đã khiến dòng sạt lở chuyển dịch theo nhiều hướng khác nhau, hiện tượng sạt lở tiếp tục lan dần về phía bắc, đến bãi biển An Bàng khiến nhiều kè bảo vệ của khách sạn, nhà hàng bị cuốn trôi ra biển.
Mỗi nơi, mỗi doanh nghiệp làm mỗi kiểu kè không giống nhau, theo kiểu "rách đâu vá đó" đã khiến dòng sạt lở chuyển dịch theo nhiều hướng khác nhau. Hiện tượng sạt lở tiếp tục lan dần về phía bắc, đến bãi biển An Bàng khiến nhiều kè bảo vệ của khách sạn, nhà hàng bị cuốn trôi ra biển.
Để cứu bờ biển, mới đây tỉnh Quảng Nam đã có quyết định xây 3,4 km kè chống xói lở bờ biển Hội An từ phường Cửa Đại đến phường Cẩm An bằng nguồn tài trợ 980 tỷ đồng từ Cơ quan Phát triển Pháp.
Để cứu bờ biển, mới đây tỉnh Quảng Nam đã có quyết định xây 3,4km kè chống xói lở bờ biển Hội An từ phường Cửa Đại đến phường Cẩm An bằng nguồn tài trợ 980 tỷ đồng từ Cơ quan Phát triển Pháp.
Theo kế hoạch, đến năm 2026 tỉnh sẽ xây dựng tuyến đê ngầm giảm sóng dài khoảng 2.090 m, song song và cách bờ biển 250 m; xây kè mỏ hàn dài gần 1,5 km, đổ cát tạo bãi tắm.
Theo kế hoạch, đến năm 2026 tỉnh sẽ xây dựng tuyến đê ngầm giảm sóng dài khoảng 2.090m, song song và cách bờ biển 250m; xây kè mỏ hàn dài gần 1,5km, đổ cát tạo bãi tắm.
Mục tiêu của dự án là chống xói lở, bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về ổn định chỗ ở và phát triển kinh tế của 1.300 hộ dân. Tuyến kè cũng bảo vệ đất đai, nhà cửa, cơ sở hạ tầng về du lịch, nghỉ dưỡng của phường Cửa Đại và khu vực lân cận.
Mục tiêu của dự án là chống xói lở, bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về ổn định chỗ ở và phát triển kinh tế của 1.300 hộ dân. Tuyến kè cũng bảo vệ đất đai, nhà cửa, cơ sở hạ tầng về du lịch, nghỉ dưỡng của phường Cửa Đại và khu vực lân cận.
Trước đó, từ năm 2010 đến 2015, Quảng Nam đã đầu tư xây kè bêtông cốt thép mái nghiêng dài 850m; kè mềm bằng túi địa kỹ thuật dài 415m và kè mềm bằng túi vải geotube dài hơn 1km với vốn đầu tư hơn 140 tỷ đồng. Song ba dự án này không hiệu quả, bờ biển vẫn bị sạt lở. Tháng 6/2020, tỉnh xây 220m đê ngầm âm nửa mét so với mặt nước biển, chạy song song cách bờ 250m, vốn đầu tư 40 tỷ đồng, song không có vốn để làm tiếp. Sau đó, tỉnh này tiếp tục thực hiện hai dự án xây đê ngầm dài hơn 2km và hút 600 m3 cát đổ vào, vốn đầu tư 510 tỷ đồng.
Trước đó, từ năm 2010 đến 2015, Quảng Nam đã đầu tư xây kè bêtông cốt thép mái nghiêng dài 850m; kè mềm bằng túi địa kỹ thuật dài 415m và kè mềm bằng túi vải geotube dài hơn 1km với vốn đầu tư hơn 140 tỷ đồng. Song ba dự án này không hiệu quả, bờ biển vẫn bị sạt lở. Tháng 6/2020, tỉnh xây 220m đê ngầm âm nửa mét so với mặt nước biển, chạy song song cách bờ 250m, vốn đầu tư 40 tỷ đồng, song không có vốn để làm tiếp. Sau đó, tỉnh này tiếp tục thực hiện hai dự án xây đê ngầm dài hơn 2km và hút 600 m3 cát đổ vào, vốn đầu tư 510 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đổ tiền tỷ để làm các biện pháp kỹ thuật chỉ là tạm thời. Theo cựu Bí thư TP. Hội An Nguyễn Sự, lúc này việc phục hồi rừng phòng hộ ven biển là những biện pháp căn cơ, lâu dài và bền vững. Ngay TP. Quy Nhơn (Bình Định) đã và đang bắt đầu thu hồi đất và đập bỏ nhiều khách sạn dọc biển để bắt đầu trồng lại rừng phòng hộ. Đó là thái độ cầu thị và sửa sai của con người với tự nhiên.
Tuy nhiên, đổ tiền tỷ để làm các biện pháp kỹ thuật chỉ là tạm thời. Theo cựu Bí thư TP. Hội An Nguyễn Sự, lúc này việc phục hồi rừng phòng hộ ven biển là những biện pháp căn cơ, lâu dài và bền vững. Ngay TP. Quy Nhơn (Bình Định) đã và đang bắt đầu thu hồi đất và đập bỏ nhiều khách sạn dọc biển để bắt đầu trồng lại rừng phòng hộ. Đó là thái độ cầu thị và sửa sai của con người với tự nhiên.
Chủ tịch UBND TP.Hội An Nguyễn Văn Sơn cho rằng, cần sớm phục hồi lại khu rừng phòng hộ ven biển. Đến thời điểm này Hội An không cấp mới dự án nghỉ dưỡng ven biển. Tất cả quỹ đất còn lại dọc ven biển đã và đang tập trung đầu tư trồng rừng phòng hộ để chắn sóng bảo vệ bờ biển.
Lãnh đạo TP Hội An cho rằng, cần sớm phục hồi lại khu rừng phòng hộ ven biển. Đến thời điểm này, Hội An không cấp mới dự án nghỉ dưỡng ven biển. Tất cả quỹ đất còn lại dọc ven biển được tập trung đầu tư trồng rừng phòng hộ để chắn sóng bảo vệ bờ biển.


Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI