Cuối tuần, đi cà phê ở những quán phong cách cổ điển ở TPHCM

03/11/2023 - 08:52

PNO - Ngoài thiết kế độc đáo, thực đơn đa dạng, những quán cà phê này còn được lòng thực khách bởi slogan "siêu dễ thương".

Nằm ở gần ga xe lửa trên con đường Lê Văn Sỹ, Cafe Nhỏ là một trong số những quán cafe cổ điển ở Sài Gòn nổi bật với không gian bé xinh như chính tên gọi của quán mang lại một cảm giác ấm cúng, thân thương. Căn nhà cấp bốn, nội thất đơn giản cùng những chiếc TV, máy móc, đồng hồ, xe máy tay côn, radio... cũ như được sống lại những năm tháng thời bao cấp.
Tọa lạc gần nhà ga xe lửa, Cafe Nhỏ là một ngôi nhà cấp 4, nội thất đơn giản song những chiếc TV, máy móc, đồng hồ, xe máy tay côn, radio... khiến thực khách như được sống lại những năm tháng thời bao cấp.
Bên cạnh đó menu đồ uống của quán cũng hết sức đa dạng với những thức uống bình dị như cafe, trà, … mang hương vị rất riêng tạo nên nét đặc trưng của Nhỏ. Buổi chiều ngồi nhâm nhi ly cafe, đọc một cuốn sách chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời với những người yêu thích những điều xưa cũ.Quán được thiết kế với tone gỗ và xi măng chủ đạo mang cảm giác rất là vintage và chill. Do núp ở trong một con hẻm nhỏ nên là quán cũng rất yên tĩnh, thích hợp để tụ tập bạn bè nói chuyện tâm sự hoặc đơn giản là bạn cần chỗ yên bình sau những ngày deadline căng thẳng Về nước thì do là quán tập trung vào cà phê hầu như các món ở đây caffein tuy vậy quán cũng có thêm các món phục vụ cho các bạn không uống được caffein nên các bạn bị say cafe thì yên tâm nha. Nước ở đây đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng về chất lượng lẫn về decor nha. Đặc biệt các Barista hay phục vụ ở đây rất là thân thiện nếu bạn đi một mình cần người nói chuyện thì đây quả là sự lựa chọn tuyệt vời để tâm sự cùng người lạ. Địa điểm chiu chìu chiu mà bạn không nên bỏ qua. Quán cũng có view đường ray 115/102 Lê Văn Sỹ, Phường 13 Phú Nhuận
Mỗi thời điểm trong ngày, quán đều đẹp, thanh bình để bạn thoải mái nhấm nháp món nước yêu thích, đọc sách, trò chuyện cùng bạn bè hay làm việc. Địa chỉ: 115/102 Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận. Quán mở cửa từ 8g-22g, giá các món từ 30.000 đồng.
Nằm trên con phố Lý Chính Thắng đông đúc, quán mang một nét đẹp rất riêng với không gian yên tĩnh, và thiết kế vô cùng tinh tế, có thể thấy rõ qua sự kết hợp hài hoà giữa tone màu vàng trầm ấm và những vật dụng decor như bàn ghế, những món đồ gốm cổ xưa, hay bức hoạ treo tường…  mà ta khó có thể thấy được ở bên ngoài. Có lẽ bởi vậy mà người ta ví Oto cafe xưa như một “bảo tàng thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn.
Nằm trên con phố Lý Chính Thắng đông đúc, Oto Cafe Xưa mang một nét đẹp rất riêng với không gian yên tĩnh, và thiết kế vô cùng tinh tế qua sự kết hợp hài hòa giữa tone màu vàng trầm ấm và bàn ghế, những món đồ gốm xưa hay tranh treo tường... 
Không gian rộng thoáng mát cùng menu đồ uống phong phú là điểm cộng vô cùng lớn khiến cho Oto cafe xưa trở thành điểm đến lý tưởng được rất nhiều người dân Sài Thành săn đón. Địa chỉ: 148EF Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3. Mở cửa từ 7-18g. Giá từ 30.000 đồng. Lưu ý, quán hay đóng cửa, bạn cần lên Fanpage của quán trước khi đến
Không gian rộng thoáng, thực đơn phong phú và "bảo tàng thu nhỏ" giúp Oto cafe xưa trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê nghệ thuật hay gốm cổ. Địa chỉ: 148EF Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3. Mở cửa từ 7g-18g. Giá từ 30.000 đồng. Lưu ý, quán hay đóng cửa, bạn cần lên Fanpage của quán xem thông tin trước khi đến.
 Lão Hạc Quán – một cái tên chẳng mấy xa lạ với những tín đồ chuyên săn lùng các quán cafe phong cách retro. Bước chân vào quán có cảm tưởng như ta đang được ngược lại thời gian trở về những năm tháng ấu thơ cùng chơi đùa dưới hiên nhà đầy nắng khiến cho mọi muộn phiền tan biến hết. Bên cạnh đó, những vị khách đến đây đều không khỏi thích thú với trải nghiệm “Ngôi nhà không thịt chó, chỉ có cà phê, ngồi lê nhưng không đôi mách” vô cùng độc đáo.
Lão Hạc Quán thu hút thực khách với slogan thú vị: "ngôi nhà không thịt chó, chỉ có cà phê, ngồi lê nhưng không đôi mách".  
Quán có hai tầng, gỗ mộc tự nhiên được dùng làm chất liệu chính trong thiết kế của Lão Hạc quán đem lại cảm giác thân quen, gần gũi. Ngồi uống cafe trò chuyện cùng bạn bè, cùng lắng nghe nhạc Trịnh sẽ du dương chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị với những người yêu thích những quán cafe cổ xưa.'
Quán có 2 tầng, gỗ mộc tự nhiên được dùng làm chất liệu chính trong thiết kế của Lão Hạc quán đem lại cảm giác thân quen, gần gũi. Địa chỉ: 299B Hoàng Sa, phường Tân Định, quận 1. Mở cửa từ 7g-23g30, giá các món từ 17.000 đồng.
Nằm trên con phố Đa Kao ở quận 1, S’mores Saigon mang đến một phong cách rất riêng với không gian 3 tầng rộng rãi, thoáng mát thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển, bên cạnh đó còn bố trí “giếng trời ở giữa giúp tối ưu ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài.
Nằm trên con phố Đa Kao ở quận 1, S’mores Saigon Caffe là 1 tòa nhà 3 tầng thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển cùng “giếng trời" ở giữa giúp tận dụng tối ưu ánh sáng tự nhiên.
Không chỉ nổi bật bởi diện mạo cuốn hút, quán còn sở hữu menu đồ uống vô cùng đặc sắc, mới lạ. Đồ uống chủ yếu thiên về các dòng cafe, ngoài ra còn các loại bánh ăn kèm cũng rất chất lượng.
Không chỉ nổi bật về thiết kế, quán cũng "chiều lòng" thực khách với thực đơn hàng loạt món nước, bánh chất lượng. Địa chỉ: 1A Phan Tôn, phường Đa Kao, quận 1. Mở cửa từ 7g30-22g. Giá các món từ 50.000 đồng.
Khi ghé quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn tại số 113A đường Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, thực khách như đi vào vòng xoay thời gian về với những năm 40 của thế kỷ trước.  Trước năm 1975, nơi đây là một trong những cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (Năm Lai). Căn nhà khi đó được giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn bán cơm tấm, cà phê từ năm 1946, nhưng thực chất là nơi cất giữ, chuyển giao thư từ, tài liệu mật... ra chiến khu.
Khi ghé quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn tại số 113A đường Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, thực khách sẽ được tìm hiểu về câu chuyện lịch sử của biệt động Sài Gòn những năm kháng chiến.
Ngoài sự bí hiểm về không gian, món ăn tại đây cũng gây tò mò cho du khách. Cơm tấm ở quán là cách pha trộn giữa cơm tấm Việt Nam cùng kim chi Hàn Quốc tạo nên sự mới lạ về hương vị. Món cơm tấm ban đầu ở quán có thịt sườn nướng, bì, chả, trứng, rau muống ngâm chua ăn cùng nước mắm tỏi ớt pha ngọt kiểu miền Nam. Những người lính Đại Hàn ăn không quen nên đề xuất chủ quán làm thêm kim chi.  Lúc đó bà Sự lấy tỏi, ớt của Việt Nam làm nhưng lính Hàn ăn không quen và bà phải chuyển sang dùng ớt, tỏi của Hàn Quốc làm thì họ mới ăn ngon miệng, ông Bình kể. Theo lời ông, về sau những cựu binh Đại Hàn vẫn quay trở lại quán, ăn món xưa mà rơi nước mắt.
Để có thể "qua mắt" kẻ thù, những người chịu trách nhiệm kinh doanh cà phê Đỗ Phủ đã sáng tạo và phục vụ món cà phê bơ Bretel và cơm tấm (với công thức làm kim chi do lính Hàn Quốc hướng dẫn). 

Huỳnh Hằng

Ảnh: Fanpage các quán

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI