Thuốc chữa COVID-19 dạng uống của Pfizer sẽ có vào cuối năm?

29/09/2021 - 06:04

PNO - Cuộc chạy đua phát triển thuốc viên để chống lại coronavirus đang diễn ra tốt đẹp và thực tế cho thấy, các công ty dược phẩm toàn cầu đang tranh nhau thử nghiệm các phương pháp điều trị COVID-19 thông qua đường uống.

 

Mỹ quyết định chi ra 3,2 tỷ USD nhằm phục vụ cho các nghiên cứu thuốc kháng COVID-19 dạng viên (Nguồn: The New York Times)
Mỹ đã chi ra 3,2 tỷ USD nhằm phục vụ cho các nghiên cứu thuốc kháng COVID-19 dạng viên 

Khi hai hãng dược Merck & Co và Pfizer Inc. chuẩn bị báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thuốc kháng virus COVID-19 thì các công ty khác cũng đang xếp hàng để đưa chúng ra thị trường.

Các hãng dược Enanta Pharmaceuticals, Pardes Biosciences, Shionogi & Co Ltd. của Nhật Bản và Novartis AG cho biết họ đã thiết kế thuốc kháng virus nhắm mục tiêu cụ thể vào COVID-19 đồng thời tránh những thiếu sót tiềm ẩn như phải uống nhiều viên mỗi ngày hoặc các vấn đề an toàn.

Trong khi các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhấn mạnh rằng hiện vắc xin vẫn là cách tốt nhất để ngăn chặn COVID-19, kiểm soát đại dịch. Ngoài ra, họ cho biết căn bệnh này sẽ tồn tại và cần có những phương pháp điều trị hợp lý hơn.

Tiến sĩ Robert Schooley, một giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y UC San Diego, Mỹ cho biết: "Chúng ta cần có các lựa chọn thay thế bằng đường uống để ngăn chặn loại virus này. Chúng ta còn có những người không được chủng ngừa, những người đã chích vắc xin nhưng hiệu quả đang suy yếu và những người không thể tiêm chủng".

Pfizer và Merck, cũng như các đối tác Atea Pharmaceuticals và Roche AG đều cho biết họ có thể xin phê duyệt khẩn cấp cho thuốc kháng virus trong năm nay. Các đối thủ còn lại thì cho biết có chậm hơn ít nhất một năm. Pardes đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn đầu vào tháng trước, Shionogi có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn vào cuối năm, Enanta đặt mục tiêu bắt đầu thử nghiệm trên người vào đầu năm sau và Novartis vẫn đang thử nghiệm thuốc viên của mình trên động vật.

Trọng Trí (theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI