Masha Alyokhina – thành viên nhóm nhạc Pussy Riot bị cầm tù vì hát chỉ trích Putin - đã có cuộc trải lòng về 2 năm bị giam giữ, nỗi sợ hãi và cảm xúc đau đớn khi chỉ có thể nói chuyện với đứa con 5 tuổi của mình qua 1 lớp kính.
Kể từ khi Alyokhina được phóng thích năm 2013, cuộc sống của Masha trở nên cực kì bận rộn.
Để có được cuộc hẹn phỏng vấn với Masha hầu như không phải chuyện dễ dàng khi phía đại diện cho nữ ca sĩ liên tục dời lịch phỏng vấn. Theo họ, bất kì cuộc hẹn phỏng vấn nào với Masha vào thời điểm này cũng là một việc cực kì liều lĩnh.
|
Masha Alyokhina |
Tuy vậy, cuối cùng, phóng viên Clarissa của Guardian cũng có được cuộc hẹn với Masha Alyokhina.
Hiện tại, Alyokhina đang đến Úc với một thành viên khác của nhóm Pussy Riot là Alexandra Lukyanova, hay còn được biết với cái tên Sasha Bogino, cùng nhà làm phim người Nga Alexander Cheparukhin, để tham dự vào đại nhạc hội Dark Mofo ở thành phố Hobart, Úc vào tháng 6 này. Masha cũng đang chuẩn bị cho ra mắt quyển sách đầu tay mang tên Riot Days vào tháng 9, một quyển sách nới về việc cô bị bắt và lạm dụng.
“Đó là câu chuyện của nhóm Pussy Riot, của tôi và của nước Nga” – Masha chia sẻ. “Đó là câu chuyện về sự lựa chọn. Tôi viết nó vì tôi tin rằng không có bất cứ người anh hùng nào trên đời, và mỗi người chúng ta đều có một câu chuyện đáng để kể. Tôi muốn cho mọi người thấy rằng, bất kì ai cũng có thể là Pussy Riot, hành động như Pussy Riot”.
“Tù nhân phải lao động 20 giờ/ngày, thức ăn thì ôi thiu, và ở chung với hàng nghìn người khác. Làm sao họ có thể ngưng biểu tình?” – Masha tự đặt hàng loạt câu hỏi tu từ trong cuộc trò chuyện với phóng viên Guardian.
|
Nhóm Pussy Riot ngày bị bắt |
Nhưng dù sao đi chăng nữa, việc Masha đi tù vẫn tác động phần nào đến cuộc đời của cô, ít nhất là với Filip – con trai của Masha, một cậu bé chỉ mới 5 tuổi ngay thời điểm mẹ cậu bị bắt. Được biết, mối quan hệ của Masha và cha của Filip vẫn tốt đẹp tuy nhiên cô không khẳng định mối quan hệ đó là gì, chỉ chia sẻ rằng “chúng tôi sẽ không kết hôn”.
Ban đầu, Masha bị cấm không cho gặp Filip. Khi cậu bé được phép thăm viếng mẹ sau 4 - 5 tháng xa cách, cả hai được sắp xếp gặp nhau trong một căn phòng có giám sát với một tấm kính dày ngăn cách ở giữa. Cách duy nhất để nói chuyện là thông qua một điện thoại. "Đó là một trong những khoảnh khắc khó khăn và đau đớn nhất mà tôi nghĩ đến trong toàn bộ câu chuyện vừa xảy ra với mình" – Masha vẫn không giấu được nỗi đau khi nhắc lại.
Trước câu hỏi, liệu Masha Alyokhina có cảm thấy sợ hãi khi không chỉ bản thân cô mà còn có cả gia đình cô ũng có thể gặp nguy hiểm vì tiếng nói của cô, Masha quả quyết: “Không, tôi không sợ. Tôi nghĩ rằng việc sợ hãi thật chẳng có tác dụng gì cả, thật đấy… Tôi tin rằng khi bạn làm một điều gì đó, khi bạn quyết định hành động, tất cả những nỗi sợ hãi rồi sẽ biến mất vì hành động vốn luôn mạnh mẽ hơn nỗi sợ”.
|
Masha và con |
Khi trở về Moscow, Masha sẽ phải lo lắng nhiều vấn đề hơn, chẳng hạn như đến gặp ban giám hiệu tại trường học của con trai cô, bởi cậu bé đã “lập một băng đảng”. Nữ ca sĩ 28 tuổi kể lại: “Tôi nhận được một cuộc gọi từ trường, nói rằng con trai tôi đang vi phạm nội quy”. Và bỗng nhiên, Masha cười lớn, nhưng không giấu được những cảm xúc hỗn độn sau điệu cười ấy. “Thật hài hước khi nghe những lời như vậy nhưng sự thật thì thôi chẳng biết phải làm gì nữa”.
Nhưng ít nhất, Masha cũng có lí do cho việc làm của mình. Trong quá trình trưởng thành, Masha từng hỏi cha mẹ mình – những nhà toán học – rằng họ đã làm gì để chống lại cuộc đàn áp hồi những năm 1970 ở Nga. “Họ không thể trả lời” – Masha bồi hồi nhớ lại. “Tôi biết rằng con mình sẽ sớm đến độ tuổi 20, 25 một ngày nào đó, và rồi thằng bé sẽ hỏi tôi rằng tôi đã làm gì, như ngày xưa tôi đã hỏi bố mẹ mình. Và tôi nghĩ tôi sẽ có câu trả lời cho nó”.
“Vụ án Pussy Riot” là vụ án gây chấn động, thu hút truyền thông quốc tế năm 2012. Pussy Riot là nhóm nhạc đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ, với số lượng thành viên có khi lên đến 11 người.
|
Các thành viên nhóm Pussy Riot ngày ấy chỉ xuất hiện với chiếc mặt nạ vì lo cho sự an toàn của mình |
Vào ngày 21/2/2012, 3 trong số họ là Nadezhda Tolokonnikova-23 tuổi, Maria Alyokhina-24 tuổi và Yekaterina Samutsevich-29 đã đeo mặt nạ, mặc áo hở vai và váy ngắn bước lên bệ thờ của nhà thờ Chúa cứu thế ở Moscow, vừa hát vừa gào một bài ca có câu: “Mẹ Mary xin hãy đuổi Putin đi”. Cả 3 bị bắt sau đó và 5 tháng sau bị đưa ra xét xử với tội danh “quậy phá có động cơ thù hằn hay chống đối tôn giáo”.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng chỉ trích Nga dữ dội về cuộc bắt giữ này. Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ Pussy Riot đã nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới.
|
Ryan Luu