PNO - Nhiều năm nay, bên đường Nguyễn Văn Linh vẫn tồn tại một khu nhà xập xệ, quanh năm bị ngập nước làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Khu nhà xập xệ này thuộc địa phận xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, khu nhà đã tồn tại nhiều năm, hàng chục người dân vẫn đang bám trụ sinh sống tại đây. |
Tình trạng nước ngập quanh năm đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. |
Theo bà Lưu Thị Thu, người dân địa phương, chính quyền địa phương cho rằng khu nhà này nằm trong dự án đầu tư xây dựng Trường đại học Kinh tế TPHCM. Tuy nhiên, các hộ dân ở đây cho rằng việc thu hồi đất này có nhiều khuất tất nên đã khởi kiện ra tòa án. Vướng mắc này đã khiến khu nhà ở bị “treo” nhiều năm. |
Theo người dân, khu nhà dân bị ngập nước là do bị ảnh hưởng trong quá trình thi công Trường đại học Kinh tế TPHCM. Từ năm 2018, UBND xã Phong Phú đã có văn bản đề nghị Trường đại học Kinh tế TPHCM phải cử cán bộ theo dõi, giám sát thường xuyên trong quá trình thi công, san lấp mặt bằng để kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân. Đồng thời, yêu cầu trường phải cử người khắc phục, vét lại mương nước để chấm dứt tình trạng ngập, đọng nước ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân. |
Đến nay, đã hơn 5 năm người dân phải sống trong cảnh nhà bị ngập nước. Ở những nhà bị ngập nước sâu, người dân phải đóng cửa đi ở tạm nhà gần đó chờ cơ quan chức năng có hướng giải quyết. |
Do nước ngập, đồ đạc của người dân bị hư hỏng khá nhiều. |
Trong khu này có nhiều căn nhà đã bị nứt tường, xuống cấp nghiêm trọng nhưng người dân không được phép sửa chữa. Tại đây cũng từng xảy ra một số vụ mất cắp tài sản. |
Những ngày không có mưa và triều cường, khu nhà dân vẫn bị ngập nước, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. |
Những vị trí nước đọng lâu năm là nơi lý tưởng để muỗi sinh sản. Người dân cho biết, việc phải sống trong những căn nhà ngập nước như thế này nhiều năm đã khiến đời sống và sức khỏe của họ bị ảnh hưởng. |
Người dân mong muốn cơ quan chức năng sớm có giải pháp giải quyết những vướng mắc trong thu hồi đất, giải tỏa, đền bù để cuộc sống của họ được trở lại như xưa. |
Hoàng Lâm
Chia sẻ bài viết: |
Đảm bảo an toàn cho bánh mì thịt không chỉ là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn bảo vệ 1 thương hiệu của nền ẩm thực nước nhà.
Tinh giản và chống phình to biên chế rất cần cơ chế phân cấp, phân quyền, cá nhân chịu trách nhiệm. Cần hệ thống đánh giá công việc công bằng, thiết thực.