Cuộc khủng hoảng di cư châu Âu đã có lối ra?

28/05/2015 - 15:10

PNO - PN - Ủy ban châu Âu hôm 27/5 đã kêu gọi các quốc gia thành viên EU tiếp nhận 40.000 người tị nạn từ Syria và Eritrea đến Italia và Hy Lạp trong hai năm sắp tới. Theo đó, Đức, Pháp và Tây Ban Nha sẽ nhận hầu hết những người di cư đến...

edf40wrjww2tblPage:Content

Cuoc khung hoang di cu chau Au da co loi ra?

Hàng chục ngàn người cố gắng vượt Địa Trung Hải đầy nguy hiểm để đến châu Âu trong năm nay - Ảnh:AFP

Ý tưởng sử dụng hạn ngạch để tái định cư những người vượt biển đến châu Âu đã gây nhiều tranh cãi tại các quốc gia EU, và chính phủ Anh cho biết họ sẽ không tham gia vào chương trình này.

Pháp, Tây Ban Nha, Hungary, Slovakia và Estonia cũng đã bày tỏ mối lo ngại liên quan đến vấn đề này, nhưng quyết định cuối cùng sẽ được thông qua bởi các chính phủ EU sau một cuộc bỏ phiếu của các thành viên nghị viện châu Âu.

Đan Mạch có quyền không tham gia vào kế hoạch trên, trong khi Ireland và Vương quốc Anh có thể quyết định họ có tham gia hay không. Trong bối cảnh đó, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi châu Âu làm nhiều hơn để giúp những người di cư.

Các nhà phân tích gọi kế hoạch của châu Âu là một sự “phân phối công bằng”. Kế hoạch này được áp dụng cho công dân Syria và Eritrea vượt biển đến Italia và Hy Lạp sau ngày 15/4/2015. Ủy ban cho biết chương trình cũng có thể được áp dụng đối với Malta nếu nước này cũng phải đối mặt với một làn sóng người di cư tăng đột ngột.

Quyết định mới nhất nằm ngoài các động thái EU đã công bố đầu tháng này về một chương trình tự nguyện nhằm giải quyết 20.000 người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc xung đột bên ngoài EU.

Trong số 40.000 người di cư được coi là "cần được quốc tế bảo vệ”, Ủy ban châu Âu cho biết:
• Đức sẽ tiếp nhận 8.763 người (21,91%)
• Pháp tiếp nhận 6.752 người (16.88%)
• Tây Ban Nha tiếp nhận 4.288 người (10,72%)

Ủy ban châu Âu cho biết, theo chương trình này, các nước sẽ nhận được 6.000 Euro (6.544 USD) cho mỗi người định cư trên lãnh thổ của mình.

Theo ước tính của LHQ, khoảng 60.000 người di cư đã vượt Địa Trung Hải đến châu Âu trong năm nay, trong đó hơn 1.800 người đã chết trên biển - con số này tăng 20 lần so với cùng kỳ năm 2014.

Cuoc khung hoang di cu chau Au da co loi ra?

Phần lớn thuyền nhân là những người chạy trốn xung đột vũ trang hay đói nghèo - Ảnh: AFP

Phần lớn những người mạo hiểm vượt biển là những người chạy trốn xung đột vũ trang hay tình trạng đói nghèo ở các nước như Syria, Eritrea, Nigeria và Somalia.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng đã kêu gọi châu Âu làm nhiều hơn để giúp đỡ những người di cư, ông kêu gọi tăng cường hơn nữa các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ ở Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phát triển quốc tế Vương quốc Anh, bà Justine Greening đã bác bỏ ý kiến của Ủy ban châu Âu về hạn ngạch bắt buộc, vì theo bà động thái này có thể thu hút người di cư đến châu Âu nhiều hơn. Còn Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói rằng tị nạn phải là một quyền, và không phụ thuộc vào hạn ngạch.

THANH VÂN
(Theo AFP, Reuters)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI