Cuộc đua cho bé vào lớp 1: Gian nan không kém ôn thi Đại học

01/06/2016 - 07:18

PNO - Cha mẹ gồng mình chạy đua cho con vào lớp 1 là hiện tượng quen thuộc 1 vài năm trở lại đây tại các thành phố lớn.

Tháng 5 không còn là tháng chờ đợi của các bé 5 tuổi nữa mà có khi là nỗi ám ảnh khi phải gồng mình cùng cha mẹ bước vào cuộc chiến chọn trường, chọn lớp, chuẩn bị đầy đỷ kiến thức, tư trang vật dụng tiến vào lớp 1. Cuộc chiến này mệt mỏi và gian nan không khác ôn thi Đại học.

Tốn vài chục triệu thuê 3 gia sư cho con vào lớp 1

Chưa từng có kinh nghiệm chọn trường, chọn lớp cho con nên chị Ngọc Lan (Cầu Giấy -  Hà Nội) rối như tơ vò, không biết nghe theo ai để gửi gắm bé Xu năm nay vào lớp 1.

Cuoc dua cho be vao lop 1: Gian nan khong kem on thi Dai hoc

Sau nhiều tháng suy nghĩ, đặt lên bàn mổ xẻ, so đo hơn thiệt, cuối cùng chị Lan đã tìm được cho con mình ngôi trường tư giá đắt chất lượng đảm bảo, vừa gần cơ quan bố mẹ tiện đưa đón... Chọn xong trường, nhưng không dễ để con được học môi trường đó.

"Nghe người ta đồn để vào được trường đó, Bé Xu phải trải qua một kỳ thi vào tháng 8 tới đây. Vậy là cả gia đình từ ông bà, bố mẹ... bắt đầy lao vòa cuộc chiến cho con vào lớp 1. Bé Xu thân gầy gò, đôi mắt ngấn lệ mỗi khi đến giờ học.
 
Gia đình mình thuê 3 gia sư cho con. Một cô dạy toán, tư duy; 1 cô dạy Tiếng Việt và 1 cô dạy Tiếng Anh. Giá 200 nghìn/buổi. Mỗi cô 2 buổi 1 tuần". Theo như chia sẻ của chị Lan vậy là bé Xu đã học kín các buổi tối trong tuần -  điều mà từ trước đến giờ bé Xu chưa từng phải trải qua."

Đồng cảnh ngộ khốn khó nhưng vẫn phải thực hiện của gia đình bé Xu là gia đình anh Nguyễn Văn Th. (Pháo Đài Láng - Đống Đa, Hà Nội) bé Thóc không hề "nước đến chân mới nhảy" mà đã phải theo học ở trung tâm phát triển sớm từ rất lâu rồi.

"Con được trang bị kỹ năng mềm, giao tiếp và cách tư duy nhanh. Sắp tới con bước vào lớp 1, dù đã chuẩn bị kha khá và kỹ lưỡng hơn nhiều nhà nhưng đây là chuyện lớn nên gia đình còn phải chú tâm hơn rất nhiều. Bé vẫn thường xuyên có gia sư riêng rèn chữ, học cộng trừ - nhân chia. Đã học gần hết quyển SGK Toán - Tiếng Việt ở nhà rồi. Hy vọng đến lớp không thua kém bạn nào", anh Th. tâm sự.

Anh Th. cũng cho biết thêm, việc các bé được đầu tư học hành sớm thế này không có gì làm lạ vì chính những bạn bè trong lớp của Thóc đều như thế.

"Thời buổi này, con cái là tài sản của cha mẹ, suy cho cùng mọi thứ làm đều hướng về con nên chuyện đầu tư, vất vả một chút nhưng có khởi đầu tốt đẹp. Đầu tiên con sẽ không làm cha mẹ thất vọng để có thể đặt chân vào trường cha mẹ đã dày công chọn lựa. Tiếp đó, con không bị tâm lý kém cỏi so với bạn bè cùng trang lứa", đó là tâm lý chung của các phụ huynh, không riêng anh Th. vào giữa tháng 5 oi ả này.

Bé nhập viện, liên tục sốt kéo dài... vì học

Do áp lực học tập kéo dài, đầu các bé bị hoạt động hết công suất ngày mưa cũng như ngày nắng, tối "kè kè" gia sư bên cạnh, ngày hoàn thành bài tập được giao. Theo lý giải của các bậc cha mẹ, tự bảo vệ mình, các bé không thiếu lý do xin hoãn học giữa giờ.

"Cháu nhà mình ranh ma lắm, nhiều lúc không muốn học là giả vờ xin cô đi vệ sinh, ra ngoài lấy nước hoặc kể chuyện trên trời dưới bể để cô vị sao lãng cho nhanh hết giờ. Lắm được thóp con, mỗi lần học gia sư thì ông bà, bố mẹ phân công ngồi cùng luôn trong phòng theo dõi con học. Có hôm con buồn ngủ quay sang cầu cứu, nhưng chính những lúc này để thử thách sự cố gắng của các con, phải cho con vào khuôn khổ.", chị Lan nhìn nhận.

Cùng hoàn cảnh của chị Lan, gia đình anh Minh (Khâm Thiên, Hà Nội) cũng từng nhiều lần lao đao về cháu.

"Chủ nhật tuần trước, có lúc đang học mệt quá, con có xin cô xuống nhà nằm thở và kêu đau đầu, có hôm nức nở khóc. Nhiều lúc con lười khóc giả nhưng nhiều lúc thấy con nôn ọe mới biết con đang căng thẳng và mệt thật, những lúc đó mình cũng xót con lắm, đành cho con nghỉ mấy ngày.", anh Minh chia sẻ.

Những người phụ huynh này cho hay, dù biết các bé tuổi còn quá nhỏ không nên ép học quá nhiều có thể gây lên tác dụng phụ không mong muốn.

"Mẹ nào mẹ chẳng xót con. Trước đây nhìn các chị em đồng nghiệp ép con học mình cũng sợ phát khiếp cũng này nọ, khuyên răn. Nhưng đến lúc mình bước vào hoàn cảnh của họ mới thấu hiểu được nỗi áp lực con không vào được trường như mong muốn như thế nào nên chẳng còn cách nào khác cả con cả gia đình bắt buộc phải cố gắng thôi", mẹ một phụ huynh trần tình.

Lam Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI