Cuộc du hành Chăm Pa

26/12/2013 - 03:06

PNO - PNO - Lần đầu tiên, phong tục đón mừng năm mới của người Chăm được sân khấu hóa bài bản thành chương trình nghệ thuật định kỳ, nhằm quảng bá nét đẹp trong đời sống tinh thần của đồng bào Chăm.

edf40wrjww2tblPage:Content

Cuoc du hanh Cham Pa

“Cuộc đời tựa chuyến đi buôn, xuất phát ban đầu là con số 0, đến cuối hành trình cũng trả lại mọi thứ cho đất trời. Do vậy, hãy xem cuộc đời như cuộc vui chơi, sống nhẹ nhàng, thoải mái, song cũng hết mình với nó” là thông điệp mở đầu The Champa journey show (Cuộc du hành Chăm Pa). Triết lý này đã góp phần hình thành nên những nét tính cách tiêu biểu của dân tộc Chăm: chân phương, cần cù, lạc quan, bác ái.

Tiếng trống paranưng vang lên trong bóng đêm như lời ngàn xưa vọng lại, tái hiện khung cảnh đón mừng năm mới vào cuối tháng Ba, đầu tháng Tư hàng năm. Dẫu ở mảnh đất “gió như Phang, nắng như Rang”, quanh năm nhìn đâu cũng chỉ thấy những triền cát bất tận, nhưng người Chăm vẫn miệt mài lao động, biến khô cằn thành những mùa màng bội thu.

Nương theo tứ này, chương trình lồng vào những điệu múa khăn uyển chuyển, những bài múa roi uy quyền… bình dị, hài hòa, nhưng sắc nét ở từng ngón tay cong cong, nụ cười lúng liếng. Tất cả được phát triển từ thao tác lao động hàng ngày, những gieo-gặt-gánh-giã-phơi-vo-sàng-sẩy của nền văn minh lúa nước. Ai nhìn qua cũng có thể làm được, nhưng để múa một cách thuần thục như những vũ công Chăm thì phải thấu hiểu được bề dày văn hóa chồng chất lên nhau suốt mấy ngàn năm.

Anh Hồ Hữu Lực, tác giả kịch bản kiêm chỉ đạo nghệ thuật chương trình, người có ba năm học tiếng và tìm hiểu văn hóa Chăm, cho biết: “Sách lịch sử, văn hóa thường khó đọc. Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn cách sân khấu hóa nội dung này để người xem dễ cảm nhận tinh Chăm”.

Cuộc du hành Chăm Pa do Nguyễn Nhựt Lam làm đạo diễn, dưới sự cố vấn nội dung của nhà thơ Inrasara Phú Trạm, cố vấn phục trang và biểu diễn bởi nghệ nhân Thuận Thị Trụ, được chia thành sáu phần với tổng thời lượng 45 phút.

Toàn bộ diễn viên, nhạc công và thành viên tham gia đoàn đều là người Chăm. Các đạo cụ sân khấu như trống, kèn, vật dụng, phục trang đều do các nghệ nhân làng Chăm thiết kế và tạo hình. Ngôn ngữ sử dụng trong chương trình là tiếng Anh vì đối tượng The Champa journey show hướng tới chủ yếu là du khách nước ngoài.

“Chúng tôi hy vọng qua chương trình này, khán giả sẽ có thêm được những thông tin mới, chưa từng được mang lên sân khấu, để hiểu thêm về lịch sử phát triển của Việt Nam” - anh Lực chia sẻ.

The Champa journey show sẽ công diễn lúc 19g ngày 2/1/2014, sau đó diễn định kỳ vào thứ Tư hàng tuần tại Sân khấu Thế Giới Trẻ, ĐH Sân khấu điện ảnh, 125 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM.

HOÀNG YẾN

Đính chính về vai trò Cố vấn nội dung của nhà thơ Phú Trạm

Trong bản tin bên trên của tác giả Hoàng Yến thể hiện nội dung: "Cuộc du hành Chăm Pa do Nguyễn Nhựt Lam làm đạo diễn, dưới sự cố vấn nội dung của nhà thơ Inrasara Phú Trạm".

Hôm nay, 27/12, website của nhà thơ Inrasara (Phú Trạm) đăng thông tin phản hồi nêu rõ "Đây là thông tin hoàn toàn sai. Tôi chưa bao giờ nhận làm “cố vấn nội dung” cho chương trình này". Nhà thơ Phú Trạm cũng yêu cầu đính chính thông tin tác giả Hoàng Yến đã đưa.

Cuoc du hanh Cham Pa
Phản hồi của nhà thơ Inrasara trên website cá nhân (Ảnh chụp màn hình website)

Qua phối kiểm thông tin, Phụ Nữ Online xác nhận rằng nội dung "dưới sự cố vấn nội dung của nhà thơ Inrasara Phú Trạm" mà tác giả Hoàng Yến thể hiện trong bản tin là hoàn toàn đúng dựa trên Thông cáo báo chí từ Ban tổ chức chương trình Cuộc du hành Chăm Pa gởi cho tác giả Hoàng Yến vào ngày 22/12/2013.

Cuoc du hanh Cham Pa

Cuoc du hanh Cham Pa
Thông cáo báo chí từ BTC Cuộc du hành Chăm Pa thể hiện
nhà thơ Inrasara là Cố vấn nội dung chương trình

(Ảnh chụp màn hình e-mail và nội dung TCBC)

Cũng qua xác minh với nhà thơ Inrasara, Phụ nữ Online xác nhận rằng ông không phải là cố vấn nội dung cho chương trình Cuộc du hành Chăm Pa.

Mới đây, đại diện ê-kíp thực hiện chương trình cũng đã xác nhận đây là sai sót của công ty tổ chức khi đã thể hiện tên nhà thơ Inrasara trong vai trò cố vấn nội dung khi chưa được sự đồng ý của nhà thơ.

Phụ Nữ Online thành thật xin lỗi nhà thơ Inrasara Phú Trạm và bạn đọc.

PNO

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI