Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung để lại dấu ấn ở bồn vệ sinh

22/06/2018 - 13:46

PNO - ZTE, công ty thiết bị viễn thông hàng đầu Trung Quốc, không được sửa chữa một bồn vệ sinh hiệu American Standard bị hỏng để tránh vi phạm lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ.

Trung Hưng (ZTE) lưu ý bồn tiểu sẽ phục hồi hoạt động khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ.

Cuoc chien thuong mai My-Trung de lai dau an o bon ve sinh
ZTE cố gắng thực hiện các điều khoản của thỏa thuận do Nhà Trắng làm môi giới - Ảnh: Reuters

Theo báo cáo của phòng quản trị ZTE, một bồn tiểu do Mỹ sản xuất bị hỏng nhưng không được sửa chữa vì, công ty tránh vi phạm lệnh cấm mua các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ.

Thiết bị vệ sinh này lắp đặt tại một văn phòng của ZTE ở Thâm Quyến, Trung Quốc, và do công ty American Standard có trụ sở tại New Jersey chế tạo. Thông báo nói rằng công ty không thể mua phụ tùng để sửa chữa bồn vệ sinh do lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ đang có hiệu lực.

Thông báo được đăng lên mạng kèm theo bức ảnh bồn tiểu bị hỏng, với ghi chú thiết bị này sẽ được sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại, ngay sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu.

Cuoc chien thuong mai My-Trung de lai dau an o bon ve sinh
Thông báo nói rằng công ty không thể mua phụ tùng để sửa chữa bồn vệ sinh do lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ đang có hiệu lực - Ảnh: Weibo

Nhà cung cấp thiết bị viễn thông có trụ sở tại Thâm Quyến đã chấp thuận trả thêm 1 tỷ USD tiền phạt, ký thêm 400 triệu USD tiền ký quỹ và thanh toán cho một nhóm giám sát do Mỹ chỉ định. Các hành động này nằm trong thỏa thuận song phương do Trung Quốc và chính quyền Trump thống nhất, để dỡ bỏ lệnh cấm bán các sản phẩm của Mỹ cho Iran đã kéo dài 7 năm nay.

ZTE đồng ý trả thêm khoản tiền phạt như một phần của thỏa thuận do Nhà Trắng đứng ra môi giới, sau khi công ty ZTE thừa nhận họ đã trả toàn bộ tiền thưởng cho nhân viên liên can đến việc bán thiết bị bất hợp pháp cho Iran, mà không có biện pháp khiển trách những nhân viên đó.

ZTE lần đầu gặp rắc rối vào năm 2016 khi bán các sản phẩm công nghệ cho Iran và Triều Tiên, vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Công ty đã đồng ý trả thêm cho Mỹ hơn 1 tỷ USD và phạt các nhân viên liên quan. Nhưng Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng Tư cho biết, ZTE đã không thực hiện tốt các biện pháp của mình, và cơ quan này áp đặt lệnh cấm bảy năm được đưa ra trong vòng vài tuần để ZTE chấm dứt các hoạt động của mình.

Tháng 5/2018, Tổng thống Trump cho biết ông dự định quay trở lại lệnh cấm và Bộ Thương mại Mỹ đã ký một thỏa thuận theo đó ZTE đồng ý nộp tăng tiền phạt, bố trí các nhân viên giám sát thực thi và thay thế ban giám đốc.

Mặc dù công ty ZTE của Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận, nhưng số phận của công ty này còn chưa được quyết định vì hôm 18/6, Thượng viện Mỹ thông qua một dự luật quốc phòng có nội dung sửa đổi là sẽ khôi phục lệnh cấm.

Hoàng Diệu (Theo SCMP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI