Cuộc chiến khốc liệt chống tin đồn liên quan virus Covid-19

12/02/2020 - 10:03

PNO - Sự bùng phát của virus Covid-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc (2019-nCoV), cộng với nhiều thông tin sai lệch và thuyết âm mưu đã đưa các công ty truyền thông xã hội lớn vào cuộc chiến chống lại sự hoảng loạn và hoang tưởng từ phía công chúng.

 

Truyền thông và mạng xã hội tuyên chiến thông tin giả 

Hôm 7/2, ảnh chụp màn hình một bài đăng Twitter từ trang Channel NewsAsia (CNA) có trụ sở tại Singapore đã nhận được 3.335 lượt chia sẻ và 305 lượt thích, thông báo rằng các trường học ở Singapore phải bị đóng cửa do sự bùng phát của vi-rút Corona, lan truyền nhanh chóng trên WhatsApp. Điều này có thể đáng tin vì cuộc khủng hoảng 2019-nCoV đang gây lo ngại trên toàn thế giới, giết chết hơn 1.000 người, lan khắp 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chính trang CNA đã xác nhận, bức ảnh là một tin nhắn giả mạo.

 

Thế giới không chỉ tiến hành cuộc chiến y tế chống lại vi-rút Corona, mà còn tham gia một cuộc chiến chống lại thông tin sai lệch và tin đồn
Thế giới không chỉ tiến hành cuộc chiến y tế chống lại vi-rút Corona, mà còn tham gia một cuộc chiến chống lại thông tin sai lệch và tin đồn

Sau vụ việc, Facebook - công ty sở hữu WhatsApp - thông báo trong một bài đăng rằng, họ đang tập trung vào ba biện pháp để giải quyết vấn đề, trong đó bao gồm xóa những nội dung đi kèm cáo buộc và thuyết âm mưu bị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc các chuyên gia y tế đáng tin cậy khác bác bỏ; cung cấp thông tin từ các đối tác thực tế và bổ sung công cụ kiểm soát cho các đối tác. Facebook cũng đã đặt ra giới hạn chuyển tiếp cho tin nhắn WhatsApp, chặn các tài khoản gửi tin rác và thông báo cho người dùng thông tin sai bằng cách tạo nhãn dán đi kèm.

Trong khi đó, Google đưa ra một cảnh báo SOS để nguồn thông tin về vi-rút Corona dễ tiếp cận hơn đối với những người bị ảnh hưởng hoặc muốn tìm hiểu thêm về dịch. Cảnh báo này cung cấp quyền truy cập trực tiếp vào tin tức, mẹo an toàn, thông tin và tài nguyên khác từ trang web của WHO, cũng như các cập nhật mới nhất của WHO trên Twitter.

Twitter nhận được hơn 15 triệu tweet về vi-rút Corona trong bốn tuần. Công ty đã điều chỉnh truy vấn tìm kiếm của mình để đảm bảo rằng, các nguồn tin sức khỏe chính được đưa lên đầu như một phần trong nỗ lực mở rộng sáng kiến #knowTheFacts.

Trên Reddit, xuất hiện hai nhóm thảo luận liên quan đến vi-rút lớn nhất, với khoảng 50.000 người dùng, đều có các quy tắc chính thức yêu cầu người tham gia sử dụng thông tin đáng tin cậy, tránh tin giật gân. 

Quá tải và ô nhiễm thông tin

Giữa lúc các cơ quan y tế công cộng ở Trung Quốc nỗ lực chống lại chủng vi-rút Corona mới, họ phải đối mặt với hai trở ngại giao tiếp lớn: niềm tin bị xói mòn và thông tin sai lệch trên truyền thông xã hội.

Khi các thành phố, thị trấn, làng mạc và các khu dân cư bị phong tỏa hoặc thực hiện lệnh giới nghiêm, các nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc, từ WeChat và Weibo, đến QQ, Toutiao, Douyin, Zhihu và Tieba trở thành nguồn sống của nhiều người bị cô lập và sợ hãi. Họ đã ở nhà trong hơn ba tuần, dựa vào điện thoại di động để truy cập thông tin và gọi đồ ăn.

Trên mạng, tràn lan các thông tin về vi-rút từ các nguồn chính thức, bán chính thức, không chính thức và cá nhân. Bên cạnh đó, cũng có những chỉ trích về khả năng che giấu của chính phủ và các quan chức vì sự quản lý sai lầm, những quyết định tồi tệ, những hành vi thiếu trách nhiệm.

Các phương tiện truyền thông chính thức và tập đoàn truyền thông Tencent cũng tăng cường kiểm soát tin đồn bằng cách xuất bản những mẩu tin xác minh. Người dân Trung Quốc, vốn đã quen với việc bị xóa bài đăng, phải đối mặt với áp lực tuân thủ chế độ kiểm duyệt cao trong các nhóm trò chuyện. Mỗi ngày, người dân phải đặt câu hỏi “tin đồn là gì”, “ai xác minh tin đồn”, và “tin đồn xuất hiện ở đâu”. 
Trên thực tế, người dân Trung Quốc không lo lắng về những tin đồn. Cái họ cần là có nhiều nguồn thông tin xác thực khác nhau. Như cố bác sĩ Lý Văn Lượng đã nói: “Sự thật quan trọng hơn thông tin về trường hợp của tôi, bởi xã hội lành mạnh không cho phép một tiếng nói”. 

Tấn Vĩ (theo The Drum, The Conversation, FP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI