Cuộc chiến dai dẳng với chất thải

17/03/2015 - 07:19

PNO - PN - Mỗi năm, khoảng 20 triệu lượt du khách đổ về quận St.Pauli thuộc thành phố Hamburg (Đức). Nơi này được ví như trung tâm tiệc tùng, tập trung nhiều khu ăn chơi lớn nhất châu Âu. Và cũng tại đây, nhiều người phóng uế vô tội...

edf40wrjww2tblPage:Content

Bức xúc trước hành vi thiếu ý thức này, nhóm hoạt động cộng đồng IG St Pauli ở địa phương bắt tay thực hiện chiến dịch “St Pauli zuruck pinkelt” (Chống lại nạn tiểu tiện bừa bãi ở St Pauli). “Tuyệt chiêu” ở đây chính là dùng công nghệ sơn kỵ nước, sử dụng trong công nghệ đóng tàu để quét lên các bờ tường mà người ta hay “trút bầu tâm sự”. Loại sơn này hiệu quả ở chỗ: bất cứ ai tè bậy, nước tiểu của họ sau khi bắn lên tường sẽ văng ngược trở lại. Julia Staron, thành viên của nhóm chia sẻ, họ buộc phải thực hiện chiêu “gậy ông đập lưng ông” vì không thể chờ đợi sự tự giác của mọi người.

Chiến dịch “St Pauli zuruck pinkelt” không chỉ giải quyết nỗi niềm của người dân địa phương mà còn “gãi đúng chỗ ngứa” của nhiều quốc gia khác. Điển hình, chính quyền thành phố Gold Coast ở miền Nam bang Queensland (Úc) đang cân nhắc áp dụng biện pháp trên để ngăn chặn nạn “tè đường” hoành hành. Hoàng gia Hà Lan cũng “đau đầu” khi chứng kiến thiên hạ mặc nhiên tiểu tiện ngay trước cung điện. Chính quyền phải đưa ra mức phạt đến 140 USD và lắp đặt bồn tiểu âm dưới lòng đất quanh cung điện để hỗ trợ kịp thời những người thiếu ý thức.

Cuoc chien dai dang voi chat thai

Cơ chế hoạt động của loại sơn đặc biệt - Ảnh: Reuters

Năm 2014, một nhóm nhà hoạt động môi trường ở Ấn Độ đã xịt vòi rồng lên bất cứ ai bị phát hiện đang phóng uế trên đường.

Cuoc chien dai dang voi chat thai

Một tài xế mô tô bị xịt vòi rồng khi đang tè đường - Ảnh: WENN

Chuyện phóng uế không chỉ gây nhức nhối ở mặt đất mà còn là chuyện khó nói ở độ cao hàng ngàn mét. Đỉnh Everest cũng không thoát khỏi cảnh ngộ trở thành nơi ngập ngụa rác và chất thải. Ang Tshering, Chủ tịch Hiệp hội Leo núi Nepal Ang Tshering mới đây cho biết, mỗi mùa leo núi từ tháng Ba đến tháng Năm, đỉnh Everest tiếp nhận khoảng 700 nhà leo núi. Điều này đồng nghĩa với thực tế là sẽ có một lượng chất bài tiết đáng kể của bấy nhiêu người "gửi lại mãi mãi" trên đỉnh núi này bằng cách đào hố chôn hoặc đựng trong túi sử dụng một lần.

Đến nay, khoảng 4.000 người chinh phục được đỉnh Everest nhưng buồn thay, nơi này đã bị gán cho tên gọi là “bãi rác cao nhất thế giới”. Chính phủ Nepal cho biết, từ mùa leo núi năm nay sẽ siết chặt việc kiểm soát ý thức người leo núi. Cụ thể, các đội leo núi phải đặt cọc 4.000 USD và chỉ được nhận lại số tiền này nếu mang xuống đủ 8kg rác cá nhân (gồm bao bì thực phẩm, lều bạt, dây thừng, quần áo... và cả chất bài tiết nếu họ thực hiện nghiêm túc quy định).

Cuoc chien dai dang voi chat thai

Một người hướng dẫn leo núi phải gom rác bị vứt bừa bãi trên đỉnh Everest - Ảnh: Telegraph

Cuoc chien dai dang voi chat thai

Một trong những bãi rác khó phân hủy trên đỉnh Everest - Ảnh: everest.martinedstrom.com

Chuyện tế nhị nhưng không thể phớt lờ là bài toán không của riêng ai. Để trở thành một trong những đất nước sạch sẽ nhất, Singapore đã thực hiện nhiều biện pháp. Từ năm 2003, nước này phát động chiến dịch “Happy Toilet” với kế hoạch xây 29.000 nhà vệ sinh tiêu chuẩn ở khắp mọi nơi, kèm theo đó là mức phạt lên đến hàng trăm USD. Rõ ràng, bên cạnh việc ngăn chặn thái độ thiếu ý thức cũng như kêu gọi ý thức công dân, chính quyền mỗi nơi cần hỗ trợ cơ sở vật chất để bất cứ ai có nhu cầu sẽ dễ dàng tìm được chỗ “giải quyết” tiện lợi nhất.

 ANH THÔNG 

(Theo Reuters, Daily Mail, Telegraph)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI