Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu - Bài 1: Những hi vọng cuối cùng

07/12/2018 - 15:00

PNO - Thế giới dường như đang giậm chân trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu khi mà những bước chuyển dường như không đáng kể.

Mục tiêu gần mà xa

Cuoc chien chong bien doi khi hau - Bai 1: Nhung hi vong cuoi cung
Thế giới đặt mục tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2°C và giới hạn mức tăng 1,5°C.

Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 2018 (COP 24) đang diễn ra tại Ban Lan với sự góp mặt của đại diện 200 quốc gia trong bối cảnh thế giới đang cảm nhận rõ sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu. Khẩu hiệu của COP 24 là “Cùng thau thay đổi” nhằm hướng tới việc khắc phục tình trạng có quá nhiều mâu thuẫn, cam kết chưa thể biến thành hiện thực.

Trong hai tuần lễ diễn ra hội nghị, Chủ tịch COP 24 là Thứ trưởng Bộ Môi trường Ba Lan Michal Kurtyka có nhiệm vụ không dễ dàng là phải thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt trong các cuộc đàm phán để thống nhất các giải pháp, nhằm thực thi Thỏa thuận Paris 2015.

Theo đó, thế giới phải hạ thấp mức phát thải vào nửa sau của thế kỷ này; giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2°C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở mức 1,5°C, đánh giá quá trình thực hiện 5 năm một lần; đến năm 2020, cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển và cam kết tiếp tục hỗ trợ trong tương lai.

Thỏa thuận Paris 2015 khi mới công bố khiến người dân các nước phấn khởi tin rằng rồi sẽ có những đổi thay tích cực, nhưng đến thời điểm này, mọi người lo ngại không biết thỏa thuận đi về đâu.

Mong muốn tìm tiếng nói chung cho vấn đề biến đổi khí hậu quả thật không dễ dàng vì không phải chính quyền nào cũng nhìn nhận biến đổi khí hậu là chuyện mà con người có thể chung tay đẩy lùi.

Cuoc chien chong bien doi khi hau - Bai 1: Nhung hi vong cuoi cung
Ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris 2015.

Điển hình, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất mực phủ nhận biến đổi khí hậu là do một phần ảnh hưởng của con người, và ông cho rằng Mỹ không việc gì phải mất thời gian, tiền của cho chuyện này.

Trong khi nước Pháp bùng nổ vì những cuộc biểu tình chống tăng giá nhiên liệu (chính sách nhằm giảm khí thải) dẫn đến bạo loạn những tuần qua, Tổng thống Trump cho rằng việc lựa chọn không ủng hộ chống biến đổi của ông là đúng.

Tháng 10 năm nay, ứng viên Jair Bolsonaro (63 tuổi) được bầu làm Tổng thống Brazil. Ông từng công kích nỗ lực của Liên hiệp quốc trong việc tập hợp, kêu gọi các quốc gia chống biến đổi cam go. Với những lực cản như thế, chống biến đổi khí hậu sẽ còn mất rất nhiều thời gian mới chạm đến mục tiêu.

Trong cuộc chiến chống biến đôi khí hậu, sự phân cực ngày càng gia tăng giữa nhóm ủng hộ những giải pháp và nhóm giũ bỏ trách nhiệm con người trước biến đổi khí hậu.

“Chúng ta là thế hệ cuối cùng có thể thay đổi”

Cuoc chien chong bien doi khi hau - Bai 1: Nhung hi vong cuoi cung
Năm 2018 là năm mà người dân thế giới phải hứng chịu quá nhiều thảm họa do tác động từ biến đổi khí hậu.

Cuối tháng 11, Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới Kristalina Georgieva đưa ra nhận định: “Chúng ta rõ ràng là thế hệ cuối cùng có thể thay đổi quá trình biến đổi khí hậu nhưng chúng là cũng là thế hệ đầu tiên hứng chịu những hậu quả ngay trước mắt”.

Năm 2018, thế giới chứng kiến những thảm họa dồn dập từ biến đổi khí hậu. Nắng nóng và cháy rừng ở châu Âu, California (Mỹ), lũ lụt ở Ấn Độ, Nhật Bản, Đông Phi... 

Ngân hàng thế giới cũng đã công bố số tiền tài trợ trong giai đoạn 2021-2025 sẽ tăng gấp đôi số tiền cam kết lên 200 tỷ USD với mục tiêu hỗ trợ các nước ứng phó biến đổi khí hậu. Phần lớn số tiền sẽ chi cho các quốc gia nghèo nhằm giúp họ thích nghi với biến đổi khí hậu và phát triển năng lượng sạch.

Ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, cho biết: “Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa sinh tồn đối với những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Mục tiêu mới này cho thấy chúng tôi nhìn nhận vấn đề này nghiêm túc như thế nào, với việc huy động và đầu tư 200 tỷ USD trong 5 năm để ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Thứ trưởng Bộ Môi trường Ba Lan Michal Kurtyka đã đặt trọng tâm lần này là tập trung vào việc sử dụng rừng, không gian xanh nhằm làm sạch bầu khí quyển, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông bằng điện và chuyển công nhân ở các ngành công nghiệp ô nhiễm sang ngành mới.

Minh Khôi (Theo Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI