Bộ Y tế vào cuộc muộn màng?
Chiều 19/3, ông Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã chủ trì cuộc họp báo tại Bắc Ninh liên quan tới vụ việc hàng ngàn trẻ em phải lên Hà Nội xét nghiệm sán dải heo do nghi ăn thực phẩm không đảm bảo.
Ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, việc người dân lo lắng như những ngày qua là hết sức chính đáng. “Nếu tôi có con, tôi không có chuyên môn và trong điều kiện như vậy tôi cũng rất lo lắng”, ông Phong nói.
|
Hình ảnh người dân mệt mỏi vì chờ xét nghiệm sán lợn trong những ngày qua không còn xa lạ |
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nhận định: “Mẫu thịt heo nghi có ấu trùng sán hiện không còn lưu. Nhưng kể cả trong đó có nang sán, ấu trùng sán mà được nấu chín thì nguy cơ lây bệnh không còn. Trẻ từng mắc sán dải heo và đã điều trị hết bệnh nhưng khi xét nghiệm máu cũng cho ra kết quả dương tính, vì xét nghiệm này chỉ ghi nhận có kháng thể bệnh lưu hành”.
“Tỷ lệ xét nghiệm dương tính với sán dải heo của trẻ em ở Bắc Ninh
Theo báo cáo của Sở Y tế Bắc Ninh, đến hết ngày 18/3, tổng cộng đã có 3.426 trẻ được khám, xét nghiệm. Trong đó, 1.843 trẻ đã được trả kết quả và 225 trẻ dương tính với sán lợn (chiếm 12,5%). |
trong những ngày qua có thể cho thấy đây là một trong những địa phương có dân số nhiễm bệnh cao. Tuy nhiên, so với số liệu dịch tễ, tỷ lệ mắc tại các địa phương từ 0,5 – 12% thì con số này không có gì là bất thường”, ông Phong nói.
Đại diện Bộ Y tế thông tin, nguy cơ lây nhiễm sán không chỉ có ở thực phẩm tại trường học nên cần phải minh bạch, phân biệt rõ thông tin. Nguồn lây nhiễm giun, sán có thể từ thực phẩm trực tiếp trong bữa ăn như thịt cá, rau sống, nguồn nước, sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch sẽ…
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khẳng định, công tác tuyên truyền, truyền thông trong thời gian qua của ngành và địa phương vẫn chưa thực sự minh bạch, khách quan. Việc cung cấp thông tin không thống nhất khiến người dân rơi vào tình cảnh hoang mang, lo lắng.
|
Ông Phong thừa nhận, công tác tuyên truyền chưa đủ minh bạch, kịp thời đã khiến người dân lo lắng, đổ xô đi xét nghiệm sán lợn |
Tại cuộc họp, ông Phong cũng nếu vấn đề: “Có phóng viên hỏi chúng tôi, hôm nay Bộ Y tế mới xuống Bắc Ninh là quá trễ. Nói như thế không đúng, ngay từ ngày 14/3/2019, khi vụ việc xảy ra thông tin mất an toàn thực phẩm trên địa bàn, chúng tôi đã đề xuất với tỉnh xử lý nghiêm. Các tổ chức, cá nhân liên quan bị đình chỉ công tác. Bộ Y tế có chỉ đạo quyết liệt và kịp thời”.
Kết quả dương tính cũng không thể khẳng định có sán trong cơ thể
Liên quan tới việc người dân được chỉ định xét nghiệm ELISA (xét nghiệm miễn dịch) để kiểm tra giun sán, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho hay, kể cả kết quả dương tính trong huyết thanh cũng không thể khẳng định được lúc đó có ký sinh trùng trong cơ thể. Xét nghiệm máu chỉ là một trong những phương pháp góp phần trong chẩn đoán.
“Kết quả dương tính chưa phải chắc chắn đã có ấu trùng giun sán trong cơ thể. Kết quả dương tính cũng không phải để chỉ định điều trị. Thậm chí, nếu tôi được xét nghiệm cũng có khi ra dương tính”, ông Phong nhấn mạnh. |
Do đó, ông Phong đồng tình với nhiều chuyên gia ngành y tế khuyến cáo, trẻ không cần đi xét nghiệm nếu không có những biểu hiện bất thường!
Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành năm 2014, ngay cả khi có kết quả dương tính, bệnh nhân cũng chưa có chỉ định điều trị. Việc điều trị chỉ sau khi sán trưởng thành, người bệnh có biểu hiện đi ngoài, có nốt sán; đối với các ấu trùng có nổi các mụn hạch và các biểu hiện khác…
Việc điều trị sán không khó khăn và tốn kém. Khi ấu trùng nổi mụn dưới da thì việc điều trị kéo dài hơn nhưng đã có phác đồ điều trị rõ ràng.
|
Bộ Y tế khẳng định, xét nghiệm ELISA dương tính không khẳng định hiện tại mắc sán và không phải để chỉ định điều trị |
Liên quan tới các trường hợp đã nhận kết quả dương tính, ông Phong đề nghị thay vì yêu cầu trẻ quay trở lại tái khám sau 1 - 2 tuần, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Hà Nội) cử cán bộ trực tiếp về địa phương để kiểm tra, theo dõi.
Với trẻ chưa có kết quả, cán bộ y tế địa phương và cán bộ ngành giáo dục cần phối hợp theo dõi sức khỏe thường xuyên. Nếu có bất cứ biểu hiện gì thì điều trị kịp thời.
“Chúng ta biết bệnh giun sán là bệnh tồn tại từ lâu lắm rồi, chỉ vì thông tin không kịp thời mà để người dân lo lắng”, ông Phong tiếp tục nhận lỗi về mặt truyền thông (của ngành y tế) dẫn tới sự hoang mang trong dư luận xã hội.
Công ty Hương Thành có thay đổi tên công ty, tháo bảng hiệu cũng bị xử lý nếu vi phạm
Tại cuộc họp báo, nhiều phóng viên đặt câu hỏi liên quan tới việc điều tra việc cung cấp thực phẩm của Công ty Hương Thành. Theo đó, mới đây đơn vị này đã có hành động bất ngờ là tháo biển hiệu, thay đổi tên công ty.
Ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, dù "thay tên đổi họ" nhưng nếu có vi phạm vẫn phải xử lý "tới nơi tới chốn". Nếu có vi phạm an toàn thực phẩm, ở các bếp ăn tập thể, trong đó có bếp ăn trường học thì hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm đầu tiên.
|
H.Anh