Cửa hàng tiện lợi đang hoạt động ra sao?

18/07/2017 - 06:00

PNO - Tại Satrafoods Lê Đức Thọ (gần chợ Căn cứ 26A, Q.Gò Vấp), tầm 7 giờ sáng đã có hơn năm khách xếp hàng chờ tính tiền, trong khi hơn mười khách còn lại đang chọn thực phẩm tươi sống, sơ chế sẵn như rau, cá, thịt, tôm, mực…

Mặc dù nhà ở sát chợ, nhưng chị Hằng (35 tuổi, ngụ Lê Thị Hồng, Q.Gò Vấp) vẫn đều đặn đến đây mua sắm mỗi ngày, lý do là vì: “Tôi yên tâm về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm hơn ở chợ. Đồng thời so về mặt nhanh chóng, tiện lợi, cửa hàng tiện lợi cạnh tranh tốt hơn so với siêu thị. Hóa đơn mỗi ngày trung bình 200.000đ và được tích điểm, trừ tiền vào lần mua hàng sau nên tính mức giá cũng không cao”, chị Hằng cho biết.

Cua hang tien loi dang hoat dong ra sao?
 

Tiếp tục đến với Vinmart+, Coop Food, Satrafoods, những nơi đang chủ yếu bán thực phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế và các nhu yếu phẩm hàng ngày. Theo khảo sát của chúng tôi, dù lượt khách mua sắm vào ban ngày đông hơn, nhưng sau 20 giờ vẫn có nhiều dân công sở ghé mua sắm trong khi chợ đã đóng cửa.

Chưa kể, sau 19 giờ, các cửa hàng như Satrafood đồng loạt giảm giá 50% các loại rau xanh, thu hút nhiều bà nội trợ “săn” thực phẩm giá rẻ. Vinmart+, Coopfood cũng tăng tiện ích cho khách hàng thông qua mở thẻ khách hàng thân thiết, tích điểm, tặng quà…

Trong khi đó, các cửa hàng ngoại như Circle K, FamilyMart B’s mart, Ministop, Shop&Go nhắm vào đối tượng khách du lịch, giới trẻ, nhân viên văn phòng… có nhu cầu mua sắm và thư giãn, giải trí… Hàng hóa chủ yếu là các SP tiện dụng, thức ăn nhanh và khách có thể ngồi ăn tại chỗ, wifi miễn phí…

Các chuỗi cửa hàng tiện lợi (CHTL) này mở cửa 24/24 giờ nên thu hút khách đông nhất về đêm. Tuy nhiên, so với Vinmart+, Coop food, Satrafood thì trị giá mỗi đơn hàng tại các CHTL này không cao bằng, phần nhiều dưới 100.000 đồng/khách/lần mua. Khách đến mua sắm hàng hóa cũng có thể thanh toán các hóa đơn điện, nước, điện thoại, truyền hình, internet ngoài giờ hành chính.

Nói về kinh nghiệm tương tác với bán lẻ ngoại để tăng sức cạnh tranh, ông Đỗ Quốc Huy cho biết: cách đây hơn 25 năm, khi Co.opmart Cống Quỳnh đầu tiên ra đời, TP.HCM đã có sự hiện diện của các mô hình bán lẻ nước ngoài nên cũng luôn theo dõi và phân tích sự phát triển của mô hình này.

CHTL cũng là mô hình bán lẻ mang tính xu hướng thuộc lộ trình phát triển phủ kín các phân khúc bán lẻ của Saigon Co.op. Chúng tôi sẽ tận dụng tối đa lợi thế chuỗi, am hiểu văn hóa tiêu dùng và phương châm hoạt động hướng đến lợi ích của người tiêu dùng, ủng hộ sản xuất trong nước là nền tảng phát triển. Saigon Co.op sẽ thực thi lộ trình này một cách cẩn trọng dựa trên nhu cầu thực tế của từng khu vực để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Chỉ trong bảy năm gần đây, VN đã xuất hiện hơn mười thương hiệu CHTL trong và ngoài nước. Ngay khi mở CHTL đầu tiên, hầu hết các đơn vị này đều công bố kế hoạch phát triển thêm cửa hàng với con số “khủng”. 

VinMart+
Hiện có khoảng gần 900 CHTL. Riêng trong năm 2016, trung bình mỗi ngày có thêm hai cửa hàng VinMart+ xuất hiện.

Trong năm 2017-2018: thêm hơn 1.000 cửa hàng. Mô hình “2 trong 1” kết hợp giữa minimart và CHTL cung cấp thực phẩm sạch, hàng hóa thiết yếu cho các bà nội trợ bận rộn, các gia đình trẻ và đặc biệt sẽ cung cấp thực phẩm ăn nhanh và các hàng hóa tiện ích khác cho các KH trẻ tuổi, nhấn mạnh sự khác biệt về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và những SP độc quyền.

FamilyMart 
đang có 130 CHTL và sẽ mở thêm 50 cửa hàng trong năm nay, đồng thời hướng đến con số hơn 800 cửa hàng vào năm 2020. 

7 - Elevent
sẽ mở 20 cửa hàng trong năm 2017, 2020: thêm 100 cửa hàng; 2030: 1.000 cửa hàng. 

Saigon Co.op
đang có gần 140 cửa hàng Co.op Food và gần 20 Co.op. “Theo kế hoạch, mỗi năm Saigon Co.op sẽ phát triển trung bình 15 - 20 Co.op Food và số lượng Co.op Smile sẽ tăng gấp đôi.

CHTL Bách hóa xanh
50 cửa hàng chuyên bán hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm tươi sống. DN này sẽ còn tăng thêm 350 CHTL. Bách hóa xanh vừa ký kết với đại gia Hoàng Anh Gia Lai, đơn vị này sẽ cung cấp nguồn nông sản sạch. 

Nguyễn Cẩm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI