Cử tri gần 100 tuổi kiên quyết xin bác sĩ trực tiếp đến điểm bỏ phiếu

23/05/2021 - 11:13

PNO - Tuần trước, bệnh trở nặng, gia đình quyết định đưa ông vào bệnh viện nhưng ông từ chối, một mực phải đợi xong bầu cử.

6g, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã có mặt tại điểm bầu cử 102, phường Phú Thuận, quận 7. Giải thích tại sao mình là cử tri đến sớm nhất, bà nói năm nào cũng vậy, bà nôn nao, muốn đến sớm để kiểm tra công tác chuẩn bị đã ổn thỏa chưa.

Chia sẻ cảm xúc ở lần thứ 10 cầm lá phiếu đi bầu cử, bà cho biết lần đầu có sự chộn rộn nhiều hơn, nhưng điểm giống nhau là, lần nào bà cũng cảm nhận cảm giác rất thiêng liêng khi cầm tấm phiếu để thực hiện quyền công dân của mình...

Được người thân dìu đỡ đến điểm bầu cử 102, phường Phú Thuận, quận 7, ông Lê Phước Tứ (97 tuổi), một cán bộ lão thành cách mạng hào hứng cho biết, đây là lần thứ 15 ông cầm lá phiếu cử tri đi bầu cử. Nhưng lần này ông thấy khác lạ hơn. Mọi sự chuẩn bị cho cuộc bầu cử khiến ông cảm thấy đất nước đã phát triển, tiến bộ hơn rất nhiều.

Người thân cho biết, hiện sức khỏe của ông Tứ rất yếu. Từ nhà đến điểm bầu cử chỉ cách vài trăm mét, nhưng ông phải dừng nghỉ nhiều chặng. Tuần trước, bệnh trở nặng, gia đình quyết định đưa ông vào bệnh viện nhưng ông từ chối, một mực phải đợi xong bầu cử. Cuối cùng, gia đình phải thuyết phục, hứa sẽ đưa ông về nhà trước ngày bầu cử để ông thực hiện quyền công dân như mong ước của mình. Chiều hôm qua ông được về nhà và sáng ngày mai, ông phải trở vào bệnh viện theo cam kết với bác sĩ.

Bà Tô Thị Bích Châu xúc động trước trách nhiệm công dân của cử tri gần 100 tuổi
Bà Tô Thị Bích Châu xúc động trước trách nhiệm công dân của cử tri gần 100 tuổi

“Khi cán bộ phường chưa đem tài liệu về các ứng cử viên đến, ông đã bắt con cái phải lên mạng tìm kiếm thông tin, in ra cho ông đọc và nghiên cứu. Ông nghiên cứu rất kỹ”, cô Đào, con ông Tứ cho biết.

Chia sẻ về lựa chọn của mình, ông Tứ cho biết: “Tôi chọn người có trình độ bao quát được tình hình chung, quyết tâm không ngại khó, làm tới cùng, và nhất là ưu tiên cho giới trẻ bởi đó là thế hệ nối tiếp, họ cần có cơ hội để cọ xát, thể hiện và phát huy năng lực trẻ”.

Ông cũng nhắn nhủ đến các đại biểu trúng cử, mong họ tận tụy, xứng đáng với sự lựa chọn của nhân dân.

Điểm bầu cử 102 có 2172 cử tri, gồm các tổ dân phố 22A, 22B, 22C, 22D, 22E, 22F, 22G, chung cư Ngọc Lan, chung cư V-Star và chung cư Phú Thuận (khu phố 2, phường Phú Thuận, quận 7).

Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa bỏ lá phiếu đầu tiên tại điểm bầu cử 102
Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa bỏ lá phiếu đầu tiên tại điểm bầu cử 102

Bà Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Đảng ủy phường cho biết, trong tình hình dịch bệnh phức tạp, công tác phòng dịch là công tác quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, để giải quyết hết lượng cử tri trong chừng đó thời gian cũng là một bài toán hết sức nan giải mà mỗi đơn vị phải tính toán. Thế nhưng, đến gần hết buổi sáng ngày bầu cử, tình hình vẫn ổn định theo dự tính, khi cử tri không đến quá đông cùng một lúc, bởi các tổ dân phố đã quy định khung thời gian bầu cử cho cử tri tổ mình.

Công tác bầu cử vẫn đảm bảo giãn cách trong buổi sáng
Công tác bầu cử vẫn đảm bảo giãn cách trong buổi sáng
Cử tri tự hào mang áo có in lá cờ tổ quốc đi tham gia bầu cử
Cử tri tự hào mang áo có in lá cờ tổ quốc đi tham gia bầu cử
2
Sáng nay (23/5), cụ Trần Thị Thắm (101 tuổi, trú phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) đã chủ động đến địa điểm bỏ phiếu cụm 3, tổ 2 (phường Phúc Xá) từ sớm mà không cần người hỗ trợ.
3
Thượng uý Đỗ Thanh Tiệm - cảnh sát khu vực tại phường Phúc Xá - cho biết: "Cụ Thắm là cử tri lớn tuổi nhất tại điểm bỏ phiếu này. Tổ bầu cử đề nghị đưa hòm phiếu lưu động về nhà nhưng cụ nhất định tự ra điểm bầu cử".
4
Cụ Thắm chia sẻ đã từng nhiều lần tham gia bỏ phiếu nhưng mỗi lần cầm lá phiếu trên tay là cụ lại thấy hồi hộp và xúc động.
5
Cụ Thắm vui vẻ nói: "Biết đâu đây là lần cuối tôi được tự mình tham gia bỏ lá phiếu này".
7
Hôm nay cụ Phạm Thế Vinh (97 tuổi, trú tại phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội) diện bộ quần áo mới để đi bầu cử. Cụ Vinh cho biết: "Tôi cầm súng từ những ngày đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám tại Hà Nội. Thời kỳ đó được cầm lá phiếu đi bầu cử là niềm mong mỏi của mọi người".
8
Các tổ bầu cử đều bố trí người hỗ trợ cử tri cao tuổi tham gia bỏ phiếu. Với những cử tri không đi lại được sẽ có hòm phiếu lưu động đưa tới tận nhà.

Thu Lê - Bảo Khang

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI