Cứ “ở vậy” cho nó lành

16/09/2014 - 19:30

PNO - PNO - Tuổi ba mươi vụt qua, rồi "băm thêm vài nhát nữa" thì sự hi vọng, kỳ vọng về một tình yêu của tuổi hai mươi đã biến mất. Thay vào đó là sự thực dụng rất thực tế: Tôi mỗi tháng lương bao nhiêu đó, thì anh được bao nhiêu?

edf40wrjww2tblPage:Content

 Em- như nhiều em khác bây giờ - nghĩa là có trình độ Đại học hoặc trên Đại học, làm việc ở một nơi nào đó khá danh giá, ngoại hình tất nhiên trên trung bình, nói về bằng cấp đã không kém thua ai, luận về đối nhận xử thế cũng thuộc tuýp phụ nữ "biết sống", có nhà riêng, thu nhập ổn định... vậy sao em chưa có chồng? Kén quá chăng?

Cu “o vay” cho no lanh

Em cười buồn "Có kén chọn gì đâu chị! Chỉ tại duyên chưa đến thôi...". Thứ gọi là "duyên" ấy mơ hồ hình dạng, nhàn nhạt ảnh hình sao lại làm khó con người ta dữ quá. Em lại cười (buồn): Tuổi của những người con gái như em bây giờ với thu nhập đủ sống, kiến thức vừa tầm để thấy mình không bị lạc hậu, nhà cửa đã có, công việc và bạn bè đã lấp đầy thời gian của một ngày thì còn đâu rảnh để lấy chồng hả chị? Nếu tuổi ngoài hai mươi, mình yêu một chàng trai nào đó, với mình chàng là thiên thần (mặc dù với cha mẹ mình chàng là hiện thân của ác quỷ) nhưng mình vẫn yêu, vẫn hi vọng tình yêu sẽ thay đổi được chàng. Rồi mình lại mơ một mái nhà tranh hai quả tim vàng, có thể anh đi cắt tranh, em đánh tranh lợp, anh nhào đất, em gánh rơm về trét vách...  Nhưng rồi tình yêu kiểu ấy không đến, hoặc có đến cũng không đủ quyền năng để biến một người còn nhiều khiếm khuyết thành hoàn hảo.

Tuổi ba mươi vụt qua, rồi "băm thêm vài nhát nữa" thì sự hi vọng, kỳ vọng về một tình yêu của tuổi hai mươi đã biến mất. Thay vào đó là sự thực dụng rất thực tế: Tôi mỗi tháng lương bao nhiêu đó, thì anh được bao nhiêu? Về nhà ai sẽ làm nội trợ? Hay tôi chúi mũi vào con cái, nồi ơ, tã, sữa... thì anh ung dung tay dò rơ- mốt, chân gác chân lên bàn chờ cơm? Nhà tôi có sẳn rồi, cưới xong anh có chịu về ở hay buộc tôi bán nhà này mua nhà khác đứng tên anh cho ra dáng "ông chủ"? Rồi mỗi tháng anh sẽ đóng góp bao nhiêu, hay lấy cớ tôi làm đủ chi rồi nên anh cứ giữ lương anh để "làm việc gì lớn lớn"?

Để em kể chị nghe câu chuyện của chính người bạn thân em, rồi chị nghĩ xem tụi em có kén hay không hoặc cứ "ở vậy" cho khỏi phiền lòng, nhé!

Tụi nó yêu thương nhau qua những năm tháng Đại học, cái thời tình yêu tuổi hai mươi "chỉ cần có tình yêu là có tất cả" ấy. Ra trường thì cưới ngay. Những ngày đầu hôn nhân nó luôn được mẹ chồng nâng đỡ, bà bảo, vì thương nó là gái quê dại khờ, chuyện gì ở thành phố đều không biết. Lỡ nó có làm sai, bà cũng ngọt ngào an ủi, các cô chồng, chị chồng có ý phiền hà nó bà đều bảo họ không được ăn hiếp con dâu cưng của bà. Đây là đứa con nhờ con cậy, mai này bà đau bệnh, bà già yếu miếng cơm manh áo của bà thì cô con dâu này đều lo chứ không phải mấy cô gái "con người ta" kia.

Cu “o vay” cho no lanh
 

Mẹ chồng đã khiến nó tâm phục khẩu phục. Khái niệm "mẹ chồng nàng dâu" không hề tồn tại trong trí nhớ của nó. Hay đúng hơn nó đã "mất phương hướng" giữa bao câu chuyện của nhà chồng với cô dâu của ngày xưa và cả ngày nay khi được một mẹ chồng quá tốt.

Nhà chồng có một quán ăn khá lớn, nhưng nó vẫn được đi làm đúng chuyên môn dù đồng lương nó mang về từ công việc của sau mấy năm đại học chỉ bằng lương một cô chạy bàn của quán. Mẹ chồng nó thà mướn người phụ quán chứ không buộc con dâu ở nhà làm bổn phận của kẻ làm dâu. Quán ăn lớn nên việc làm tới nửa đêm vẫn chưa hết, người phụ việc đã về từ lâu mà mẹ còn cặm cụi làm kỹ lại những khoanh giò heo, những cọng rau rừng, hành lá cũng tự tay mẹ chọn mẹ nhặt. Tiêu nêm mẹ cũng mua về nhà xay cho tròn đầy vị chứ không mua tiêu chợ... Công việc của mẹ nhiều quá, thì làm sao nó lên phòng ngủ ngon cùng chồng dù thời gian đi làm đã đủ phờ phạc con người. Nhưng vẫn lui cui xuống bếp phụ mẹ. Chỉ việc lau chén tô thôi nhưng mãi đến hơn 22 giờ mới kết thúc.

Nó có bầu, cận ngày sinh nhưng vẫn đi làm, vẫn phụ mẹ những công việc quen thuộc và thời gian như thế. Mệt nhưng nó rất vui vì chồng không đàn đúm, không rượu chè, luôn về đúng giờ và phụ vợ lau xếp chồng chén cao ngất ngưỡng, phụ vợ nhặt lông từng chiếc móng giò...

Nghỉ hậu sản là thời gian tuyệt vời để ở bên chồng và con nhưng điều làm nó ngờ ngợ khó hiểu là nó chỉ được cho con bú trong 1 tháng ở cữ, đầy tháng thì ra phụ nhặt rau, rửa chén. Em bé thì mẹ đã thuê vú nuôi bằng các loại sữa ngoại đắt tiền, những nôi điện, tã xịn, mùng màn trọn bộ hàng ngoại dành cho bé khiến bé cứ như hoàng tử ngủ trong lâu đài.

Nhưng chỉ mỗi việc gần con, cho con bú, nâng niu ngắm nhìn con là nó có rất ít thời gian bởi công việc phụ bếp của một quán ăn vô cùng bận rộn. 23 giờ đêm ngả lưng được thì nó đã không thể ngủ với con, bồng ẵm con bởi giờ ấy con đã yên giấc và mọi việc đã có chị vú chăm rất kỹ càng. Nó được ngủ với chồng, thảnh thơi như những ngày mới cưới, tuy nhiên bầu ngực căng nhức, sữa tràn ướt cả áo khó chịu đến phát sốt. Mẹ chồng nó bảo, vì để tránh tình trạng em bé bám mẹ rồi khóc mất ăn mất ngủ khi mẹ bé bận việc đột xuất gì đó nên phải tách bé ra ngay từ khi còn nhỏ (?).

Cu “o vay” cho no lanh

Chồng nó vẫn đi làm về đúng giờ, vẫn không biết nỗi uất ức của nó. Nói anh nghe chuyện nó không được cho con bú thì anh cười khì, "Có bà nội lo vậy sướng gần chết! Vợ chồng mình tự do chứ khổ sở gì". Rồi anh khen ngực vợ "nhờ" không cho con bú nên đẹp hơn cả thời con gái, chứ nếu cho con bú không chừng đã chảy nhão "chán chết" nữa là... Anh không biết cảm giác không được gần con, không được cho con bú, không được chăm sóc con là một mất mát lớn lao với người mẹ. Hết thời gian hậu sản, mẹ chồng bảo nó thôi nghỉ việc luôn để ở nhà "cho gần con" nhưng kỳ thực là để làm một giúp việc không công cho bà.

Bây giờ con trai gần giáp thôi nôi, nó bảo không chịu nỗi cường độ làm việc như thế. Mà túi thì không có một đồng, con mình thì chỉ bám chị vú, khóc ngằn ngặt khi mẹ ẳm... Nó bức bối quá, không biết lấy chồng để làm gì. Nó muốn ly hôn, muốn đi làm cho khỏi phí những kiến thức đã học, nhưng đau xót nhất là đã "mất con" dù hàng ngày mẹ con vẫn thấy nhau.

Vậy đó, nhìn vào là em sợ, em không kén chọn gì hết. Nhưng biết rồi có sống được với nhau đến trăm năm hay tờ giấy kết hôn chưa ráo mực đã phải ly hôn vì những lý do chẳng đặng đừng?


THÙY PHƯƠNG
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI