Cù lao Mây, làng nghề bánh tráng gần 100 năm tuổi ở Vĩnh Long

07/08/2024 - 11:51

PNO - Chưa vào mùa cao điểm (những tháng giáp tết), không khí làng nghề bánh tráng cù lao Mây yên tĩnh hơn cũng khiến người ta hoài niệm hơn.

Nhắc đến các làng nghề bánh tráng tại vùng đất chín rồng, người ta nghĩ ngay đến làng bánh tráng Mỹ Lồng, Bến Tre; làng nghề bánh phồng Phú Mỹ An Giang; làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng, Kiên Giang; làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, Cần Thơ; làng nghề bánh phồng Vĩnh Phước B, Kiên Giang... ở Vĩnh Long cùng có làng nghề bánh tráng gần 100 năm tuổi - làng bánh tráng cù lao Mây (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).
Nhắc đến các làng nghề bánh tráng tại vùng đất chín rồng, người ta nghĩ ngay đến làng bánh tráng Mỹ Lồng, Bến Tre; làng nghề bánh phồng Phú Mỹ An Giang; làng nghề bánh tráng Thạnh Hưng, Kiên Giang; làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, Cần Thơ; làng nghề bánh phồng Vĩnh Phước B, Kiên Giang... song ở Vĩnh Long có làng nghề bánh tráng gần 100 năm tuổi - làng bánh tráng cù lao Mây (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) cũng nổi tiếng không kém.
Cù lao Mây hay còn gọi là Cù lao Lục Sĩ Thành, là một khu du lịch nằm ở Trà Ôn Vĩnh Long, khá gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Với diện tích khoảng 4000 hecta, cù lao này không chỉ là một khu du lịch miệt vườn mà còn là một khu vui chơi với nhiều hoạt động giải trí cực thú vị.
Cù lao Mây hay còn gọi là cù lao Lục Sĩ Thành, Trà Ôn, Vĩnh Long. Theo thông tin để lại, tên cù lao Mây do Nguyễn Ánh đặt trong một lần đứng nhìn từ xa, ông thấy cù lao trải dài như một đám mây nên đặt tên là Vân Châu - Vân có nghĩa là mây và Châu nghĩa là đất cù lao. Sau này một chiến sĩ cách mạng đã hy sinh anh dũng trên cù lao Mây nên chính quyền đã lấy tên người chiến sĩ để đặt tên cho vùng đất này: Lục Sĩ Thành. Để đến đây, bạn phải di chuyển bằng phà.
Gần 100 năm qua, làng nghề bánh tráng cù lao Mây (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) vẫn đều đặn cho ra những sản phẩm đặc sắc phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh.
Bà Trần Thị Thúy Liễu - chủ cơ sở bánh tráng Thúy Liễu tại cù lao Mây - kể, bà làm nghề tráng bánh tráng đã hơn 40 năm. Đây là nghề bà học được từ mẹ chồng bà, mẹ chồng bà học từ bà nội chồng.
Ở đây chúng tôi sản xuất theo phương pháp thủ công, từ khâu chọn gạo, nấu bột đến tráng bánh... Mỗi chiếc bánh được làm ra bởi những bàn tay cần cù, khéo léo, không quản ngại mưa nắng, khi người dùng thưởng thức mới cảm nhận được hết hương vị của nó”.

Bà Thúy Liễu chia sẻ nghề tráng bánh tráng đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và tỉ mẩn song thu nhập không cao: "Lúc hai con học đại học, tôi và chồng phải làm thêm nghề thợ mộc mới đủ tiền cho con ăn học".

Ở đây chúng tôi sản xuất theo phương pháp thủ công, từ khâu chọn gạo, nấu bột đến tráng bánh... Mỗi chiếc bánh được làm ra bởi những bàn tay cần cù, khéo léo, không quản ngại mưa nắng, khi người dùng thưởng thức mới cảm nhận được hết hương vị của nó”.
Theo bà Thúy Liễu, hầu hết các công đoạn làm bánh tráng tại làng nghề đều theo phương pháp thủ công, từ khâu chọn gạo, xay bột, ép bột, tẻ bột/bồng bột... đến tráng và phơi bánh."Gạo được ngâm từ trưa hôm nay đến sáng hôm sau, thì vớt ra, đãi gạo, xay thành bột, lược bỏ phần bột chưa xay nhuyễn, rồi tùy nhà, có người bồng bột (dùng vật nặng ép phần nước trong bột) hay tẻ bột. Công đoạn bồng bột/tẻ bột giúp bánh tráng có độ dai, mềm nhất định" - bà Liễu "bật mí".
Kể về làng nghề của mình, những thợ làm bánh cao tuổi cho biết, chẳng ai biết rõ những tấm bánh xuất hiện trên cù lao từ bao giờ, chỉ biết từ thuở xưa, ông bà, cha mẹ họ đã gắn bó với nghề. Tay thoăn thoắt tráng những mẻ bánh, bà Trịnh Thị Tuyết Mai (65 tuổi) chia sẻ, bà vốn không phải người địa phương, lấy chồng, theo chồng về đây, bà đã thấy mẹ chồng cặm cụi với nghề. Từ xưa, bánh tráng cù lao Mây đã được ưa chuộng, bán rất chạy, bởi thế, nghề này trở thành kế sinh nhai của hàng chục gia đình. “Hồi đó, thấy mẹ chồng làm có vẻ dễ dàng, tôi cũng xin được học nghề. Trông thì có vẻ đơn giản, nhưng để làm được thành thạo phải trải qua thời gian dài học hỏi”, bà Mai bộc bạch.
Sau khi bồng bột xong, tùy mục đích mà bột sẽ được phối cùng các loại gia vị như muối, dừa, mè, sữa, đường mía, thanh long, chuối, ớt... "Pha trộn nguyên liệu cũng phải biết cách thì khi phơi bánh mới đạt được độ dẻo" - 1 người làm bánh cho hay.
Nguyên liệu làm bánh từ bột gạo nguyên chất, muối, đường, nước cốt dừa, mè; gạo phải ngâm kỹ, thường là qua đêm cho mềm, rồi xay nhuyễn bằng tay. Pha trộn nguyên liệu cũng phải biết cách thì khi phơi bánh mới đạt được độ dẻo. Tráng bánh là công đoạn khó khăn nhất, bánh phải được tráng thật tròn, thật mỏng trên một chiếc nồi căng vải và làm chín bằng hơi nước. Khi phơi bánh trên vỉ, phải canh thời tiết, phơi nắng phải đủ thời gian thì bánh mới đạt chất lượng tốt. “Mỗi ngày, nếu làm đều tay, thời tiết thuận lợi thì một gia đình làm được khoảng từ 300 đến 500 bánh. Thời điểm tháng 11, tháng 12 hằng năm, nhà nào cũng làm việc tất bật từ sáng tới đêm để kịp giao hàng Tết Nguyên đán, số lượng bánh làm ra có thể tăng gấp hai lần”, bà Mai chia sẻ thêm.
Bột bánh được tráng thật tròn, thật mỏng trên một chiếc nồi căng vải và làm chín bằng hơi nước. Khi bánh chín, người làm bánh nhẹ nhàng dỡ bánh ra khỏi miếng vải, đặt lên vỉ, mang ra sào đặt ngoài sân hay vỉa hè, phơi bánh. "Mỗi loại bánh cũng yêu cầu tay nghề của người tráng. Thời gian phơi cũng dao động từ 2-4 tiếng/từng loại bánh" - bà Thúy Liễu chia sẻ.
1
“Mỗi ngày, vợ chồng tôi sẽ dậy từ 3g sáng để chuẩn bị, đến 5g sáng thì tráng những chiếc bánh đầu tiên. Tùy vào thời tiết, mỗi ngày, một gia đình làm được khoảng từ 300-500 bánh. Vào mùa tết, thời gian tráng bánh sẽ nhiều hơn, số lượng bánh cũng nhiều hơn" - ông Lê Ngọc Nga (sinh năm 1963), một người dân làm bánh tráng cho biết.
Theo Giám đốc Hợp tác xã bánh tráng cù lao Mây Lương Văn Thông, người dân ở đây không chỉ biết làm bánh, mà đã biết cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và cùng hợp tác xã xây dựng thương hiệu. Bánh tráng được sản xuất với đầy đủ bao bì, nhãn mác, đóng gói hút chân không bảo đảm chất lượng cho nên nhiều người không chỉ mua để sử dụng mà còn làm quà. Nhiều nhà đầu tư máy móc như máy cắt, máy xay bột thay thế cối xay truyền thống cho nên sản xuất được nhiều sản phẩm hơn mà sản phẩm vẫn giữ được hương vị truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay, làng nghề bánh tráng cù lao Mây cũng đứng trước không ít nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển. Hiện nay, chỉ có 14 thành viên tham gia hợp tác xã, vì vậy việc kết nối trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm gặp khó khăn. Người dân ở đây vốn chất phác, thuần hậu và còn xa lạ với các cách thức quảng bá để nhiều người biết đến sản phẩm hơn. “Có đứa cháu chỉ cho tôi cách quảng cáo, bán sản phẩm trên internet, mạng xã hội..., nhưng tôi còn loay hoay không biết cách sử dụng thì người làng còn khó hơn nữa. Cũng vì ít được quảng bá, cho nên người dân trông chờ chủ yếu vào vụ Tết”, ông Thông bộc bạch ■
Những năm gần đây, ngoài các sản phẩm truyền thống như bánh tráng nhúng, bánh tráng nem, bà Thúy Liễu và người dân tại làng nghề cũng không ngừng sáng tạo, giới thiệu những món bánh tráng mới như bánh tráng ngọt sữa, bánh tráng ngọt thanh long, bánh tráng ngọt mít, bánh tráng ớt... "Tôi hay nghĩ nếu chỉ làm những món bánh tráng được mẹ chồng hướng dẫn sẽ đơn điệu nên khi nhìn cây ớt sau vườn, tôi đã thử xay, pha chế loại bột" - bà Thúy Liễu chia sẻ. Nghe có vẻ đơn giản, song bà cũng nói thêm, bà đã mất gần 1 năm để hoàn thành công thức pha bột cho món bánh tráng này.
Theo Giám đốc Hợp tác xã bánh tráng cù lao Mây Lương Văn Thông, người dân ở đây không chỉ biết làm bánh, mà đã biết cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và cùng hợp tác xã xây dựng thương hiệu. Bánh tráng được sản xuất với đầy đủ bao bì, nhãn mác, đóng gói hút chân không bảo đảm chất lượng cho nên nhiều người không chỉ mua để sử dụng mà còn làm quà. Nhiều nhà đầu tư máy móc như máy cắt, máy xay bột thay thế cối xay truyền thống cho nên sản xuất được nhiều sản phẩm hơn mà sản phẩm vẫn giữ được hương vị truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay, làng nghề bánh tráng cù lao Mây cũng đứng trước không ít nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển. Hiện nay, chỉ có 14 thành viên tham gia hợp tác xã, vì vậy việc kết nối trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm gặp khó khăn. Người dân ở đây vốn chất phác, thuần hậu và còn xa lạ với các cách thức quảng bá để nhiều người biết đến sản phẩm hơn. “Có đứa cháu chỉ cho tôi cách quảng cáo, bán sản phẩm trên internet, mạng xã hội..., nhưng tôi còn loay hoay không biết cách sử dụng thì người làng còn khó hơn nữa. Cũng vì ít được quảng bá, cho nên người dân trông chờ chủ yếu vào vụ Tết”, ông Thông bộc bạch ■
Ngoài việc giới thiệu những loại bánh tráng mới, làng nghề bánh tráng cũng triển khai hàng loạt dịch vụ du lịch như tham quan làng nghề, trải nghiệm tráng bánh, phơi bánh như một người làm bánh cho du khách. Du khách muốn tham gia các trải nghiệm trên có thể ghé thăm làng nghề bánh tráng cù lao Mây từ 5-12g hàng ngày - thực hiện các công đoạn tráng bánh, dỡ bánh, phơi bánh, kiểm tra độ phơi nắng... Nếu đến vào buổi chiều, các lò sẽ tạm dừng hoạt động và bạn khó có thể tham gia trải nghiệm.
Đây là lần đầu tiên con đến làng nghề bánh tráng. Con được bà Liễu hướng dẫn cách tráng bánh, được hướng dẫn cách dỡ bánh đặt lên vĩ, cách phơi bánh. Vĩ phơi bánh không nặng nhưng cũng khiến con gặp nhiều khó khăn khi mang nó từ chỗ tráng bánh đến khu vực phơi,
"Đây là lần đầu tiên con đến làng nghề bánh tráng. Con được bà Liễu hướng dẫn cách tráng bánh, được hướng dẫn cách dỡ bánh đặt lên vĩ, cách phơi bánh. Vĩ phơi bánh không nặng nhưng cũng khiến con gặp nhiều khó khăn khi mang nó từ chỗ tráng bánh đến khu vực phơi" - du khách Trịnh Châu Ngọc Minh (sinh năm 2011, đến từ TPHCM) kể về trải nghiệm tráng bánh.
Từ TPHCM, bạn có thể di chuyển theo hướng cao tốc Trung Lương đến Vĩnh Long, hỏi đường hay tra Google Maps để đến bến phà di chuyển sang cù Lao Mây.
Từ TPHCM, bạn có thể di chuyển theo hướng cao tốc Trung Lương đến Vĩnh Long, hỏi đường hay tra Google Maps để đến bến phà di chuyển sang cù Lao Mây. Ngoài tham quan làng nghề, tại cù lao Mây còn có hàng loạt loại hình du lịch để bạn trải nghiệm như hái trái cây, đạp xe đạp, bơi xuồng... Chi phí chuyến đi khám phá cù lao Mây và làng nghề bánh tráng cù lao Mây dao động từ 400.000-600.000 đồng/người tùy phương tiện di chuyển là xe máy hay ô tô.

Huỳnh Hằng

Ảnh: An Bùi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI