Cụ cố ''năm-bờ-oan''

25/09/2014 - 11:37

PNO - PN - Mỗi lần thấy cụ bà khệ nệ gánh cỏ về ao cá, hai anh em cu Tèo, bé Vy lại vỗ tay reo: “Cụ cố năm-bờ oan!”. Cụ cười, mắng yêu: “Cha bố chúng mày. Nói tiếng Tây, tiếng Tàu gì cụ không hiểu. Chăm học để năm nay lên lớp 1...

edf40wrjww2tblPage:Content

Cu co ''nam-bo-oan'' 

Cụ Lợi cùng các con, cháu, chắt

BÓNG MÁT CHO ĐỜI

Cách đây hơn chục năm, khi cụ ông về với tổ tiên, thượng thọ 83 tuổi, cụ bà buồn lắm. Hai ông bà ở cùng nhau, tuy có lúc không vừa ý điều này, chuyện kia, lời qua tiếng lại, nhưng vắng nhau là nhớ. Chị con gái trưởng ở trên thị trấn Phong Châu hay đón cụ bà lên chơi, nhưng chỉ vài ngày là cụ đòi về. “Bầm về còn lo cơm nước cho bố mày. Còn lợn gà đang bỏ đói kia kìa”. Thật ra không phải thế, nhưng cụ nại ra lý do để về nhà với cụ ông. Tiếc là hồi cụ ông mất, các cháu nội ngoại chưa đứa nào lập gia đình, nên ông không được ẵm bồng chắt. Nhoáng cái, đã có bảy đứa chắt rồi. “Tứ đại đồng đường”, thật hiếm có gia đình nào được như thế.

Cụ Lợi vẫn thường nhắc nhở các con cháu bằng những câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”; “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”. Bản thân cụ đã là một tấm gương sáng cho cháu chắt về lòng yêu lao động, sự căn cơ cần kiệm trong cuộc sống. Ở nhà, mùa đông cũng như mùa hè, cứ năm giờ sáng là cụ thức giấc, quét sân, quét ngõ. Khoảng sáu giờ là cụ đun ấm nước đổ vào bình thủy cho con trai, tiện nấu luôn gói mì ăn sáng. Cụ không cầu kỳ việc ăn uống, nên buổi sáng thường rang cơm hoặc nấu mì gói. Chị con dâu vẫn chạy xe ra chợ mua bún, mua xôi cho mẹ chồng, nhưng cụ bảo: “Mất việc quá! Bà tự lo được mà”.

Sáng ra một lúc là cả nhà đi hết. Anh Hữu, con trai cụ năm nay 57 tuổi, một thời làm chủ tịch xã, nay đã chuyển công tác, khoảng bảy giờ là ra khỏi nhà. Chị Duyên, con dâu là giáo viên tiểu học, đi dạy cả ngày. Cậu Sĩ cháu nội, hai vợ chồng làm dịch vụ hoa cưới ngoài chợ, tất bật từ sáng tới khuya. Hai chắt nội, một sáu tuổi, một ba tuổi học mẫu giáo, chỉ thứ Bảy, Chủ nhật là ở nhà với cụ cố. Sau khi dọn dẹp nhà cửa xong, cụ Lợi thái chuối cây cho đàn lợn. Bầy lợn Mông quen tính hoang dã, được thả trong khu vườn rộng, xây rào chắn xung quanh. Một lần con lợn nái dọn ổ đẻ, cụ Lợi mang cám vào tận nơi, bị lợn mẹ xông ra cắn rách cả tay. Sau lần ấy, anh Xuân, con trai út chế ra một chiếc máy thái chuối cây, thiết kế một máng đổ bên ngoài nối với hệ thống ống dẫn vào thẳng khu nuôi lợn, cụ không phải bước chân vào vườn nữa.

Cụ Lợi hầu như không ngủ trưa. Cụ hay tìm việc để làm: kiếm củi, cắt cỏ cá, chăm đàn vịt dưới đồng… chẳng khi nào cụ ngơi tay. Mấy người con đôi khi than thở: “Chẳng lẽ mình cầu cho mẹ... ốm, chứ chỉ lúc ấy cụ mới chịu nằm nghỉ”. Mà cũng lạ, tuổi cao, người nhỏ bé nhưng ít khi cụ ốm, có chăng chỉ nhức đầu, sổ mũi qua loa chứ không phải đi bệnh viện bao giờ. “Ôi giời ơi! Tôi nặng có 34 cân, mỗi bữa ăn hai bát cơm mà chẳng ốm bao giờ. Vậy mà con, cháu đứa nào cũng một đống thuốc, thấy mà ghê”, cụ “than” với hàng xóm.

Học tính mẹ, mấy người con đều biết nhường nhịn, đùm bọc nhau. Người có kinh tế khá hơn thì giúp đỡ, hỗ trợ người còn khó khăn. Những lúc chăm sóc các chắt, cụ cũng thường khuyên chúng nhường nhịn đồ chơi, bánh kẹo cho nhau. Mọi người trong nhà thường nhắc: “Nhìn cụ bà làm việc mà học theo. Đừng có lôi thôi luộm thuộm bày ra khắp nhà, khổ cụ dọn dẹp”. Biết con cháu vất vả, lại đang thời buổi kinh tế khó khăn, đầu tắt mặt tối mới kiếm được miếng ăn, cụ lẳng lặng làm tất cả những gì có thể làm được để giúp con cháu.

Cu co ''nam-bo-oan''

Bà và cháu

VÀ ƯỚC MƠ CUỐI ĐỜI

Cụ Lợi không quên những ngày tháng cơ cực của mình. Hai vợ chồng làm nghề nông, chồng theo đội cày bừa, vợ theo đội cạo nhựa sơn, nuôi bảy người con nheo nhóc. Tuy còn đói ăn, thiếu mặc, nhưng mục tiêu của hai cụ là con cái phải được học hành đỗ đạt. Chị Quê là con gái cả, kiên trì thi ba năm mới đỗ đại học. Anh Hồi, con trai thứ hai, học xong lớp 10 năm 1972 là xung phong nhập ngũ. Năm 1973, anh hy sinh ở chiến trường Quảng Ngãi. Anh Hữu được địa phương giữ lại làm cán bộ nguồn, còn hai anh Thành và Xuân đều tham gia quân ngũ.

Cho đến bây giờ, cụ Lợi vẫn chưa bỏ thói quen “ôn nghèo, kể khổ”. Những cháu nội, cháu ngoại tuy đã lớn, có vợ có chồng rồi nhưng vẫn nhớ những câu chuyện của bà về thời phải ăn cơm độn sắn, độn hạt mít; hàng tháng mới mua được vài lạng cá khô ướt nhẹp, phải treo trên gác bếp làm thức ăn “nhử” các con từng bữa; chuyện mùa đông tháng giá, thiếu chăn phải lót ổ lá chuối khô nằm; chuyện bố mẹ chúng hay các cậu, các dì quanh năm chỉ có một bộ quần áo đi học; chuyện cậu Hồi mới mười bảy tuổi đã viết đơn bằng máu xin nhập ngũ rồi đi mãi không về. Phải nhớ cái khổ để quý trọng hiện tại, cụ dặn con cháu như thế.

Cuộc sống đã đổi thay rất nhiều. Con cháu ai cũng nhà cao, cửa rộng, có công việc làm ổn định. Kinh tế không phải lo nữa, nhưng cụ Lợi có nỗi lo khác. Đó là làm sao tìm được hài cốt người con trai. Theo những người cùng đơn vị anh Hồi thì năm 1973 anh bị thương, đem về đội quân y tiền phương nhưng không cứu được, đơn vị đã mai táng cẩn thận tại một bờ suối thuộc huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Nhiều năm nay, gia đình đi tìm mộ mà không thấy. Cụ Lợi thường nói với ba anh con trai: “Bây giờ có điều kiện rồi, gắng tìm anh về cho mẹ yên tâm nhắm mắt”.

Điều mong muốn nữa của cụ là các con, cháu giữ được sức khỏe như bố mẹ, ông bà: “Thời buổi bây giờ, chúng nó rượu bia ghê quá. Đành rằng có lúc phải uống vì công việc, nhưng liên miên như anh Hữu và anh Út thì sức nào cho lại”. Cụ nhiều lần góp ý với con trai: “Anh làm cán bộ lãnh đạo địa phương, phải giữ tác phong. Nhiều lúc uống rượu say, anh nói chẳng đâu vào đâu, mất uy tín”. Nghe lời mẹ, anh con trai cũng thay đổi nhiều, còn nhắc nhở cậu con trai đừng… bắt chước bố.

Những người khách lạ, mỗi khi tới làng Đá Vách, xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, đi qua một ngõ nhỏ có gốc sấu cổ thụ, thường gặp bà cụ người nhỏ bé cùng một đám trẻ nít ngồi trên chiếc chiếu dưới gốc cây, sẽ được cụ chỉ tay giới thiệu: “Đây là thằng Mèo, con Mai cháu nội. Đây là thằng Tèo, con Vy chắt nội của tôi”. Cụ Nguyễn Thị Lợi ngồi chơi cùng cháu, chắt, niềm vui sáng trên đôi mắt già nua.

 PHÙNG PHƯƠNG QUÝ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.