Cụ bà 90 tuổi trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm vắc xin COVID-19

08/12/2020 - 20:24

PNO - Bà Margaret Keenan 90 tuổi, đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm vắc xin COVID-19 khi Anh bắt đầu tiêm chủng hàng loạt.

Bà Margaret Keenan, một tuần nữa sẽ bước sang tuổi 91, là người đầu tiên trên thế giới được tiêm vắc xin COVID-19 do Pfizer và BioNTech phát triển. Bà Margaret được tiêm ngừa tại một bệnh viện ở Coventry vào ngày 8/12, miền trung nước Anh khi quốc gia này bắt đầu tiêm chủng hàng loạt cho người dân của mình.

Với quốc gia này, đây là một trường hợp thử nghiệm cho thế giới mở ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch. 

“Đó là món quà sinh nhật sớm và tốt nhất mà tôi có thể mong ước. Điều này có nghĩa là cuối cùng tôi có thể được dành thời gian cho gia đình và bạn bè của mình trong năm mới sau khi phải ở riêng trong hầu hết năm nay", bà Margaret Keenan nói.

Margaret Keenan được tiêm vắc xin
Margaret Keenan đang được tiêm vắc xin COVID-19

Việc tung ra loại vắc-xin COVID-19 - một trong ba mũi tiêm đã báo cáo kết quả thành công từ các thử nghiệm lớn của Pfizer và BioNTech - sẽ tiếp thêm hy vọng rằng thế giới có thể đang chuyển hướng vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch đã giết chết hơn 1,5 triệu người.

Nhưng mặc dù những người được tiêm liều đầu tiên cảm thấy rất hạnh phúc nhưng họ sẽ phải đợi ba tuần nữa để tiêm mũi thứ hai, và không có bằng chứng nào về việc chủng ngừa sẽ làm giảm sự lây truyền của virus.

“Nó sẽ dần tạo ra sự khác biệt rất lớn, rất lớn. Chúng tôi cũng khá căng thẳng bởi vì chúng tôi vẫn chưa đến kết quả cuối cùng. Chúng tôi vẫn chưa đánh bại được loại virus này”, Thủ tướng Boris Johnson nói.

Bà
Bà Margaret Keenan được các nhân viên y tế Anh chúc mừng vì là người đầu tiên trên thế giới tiêm vắc xin COVID-19

Bộ trưởng Y tế Matt Hancock cho biết, dự kiến ​​hàng triệu người sẽ được chủng ngừa vào cuối năm nay và mô tả thời điểm bắt đầu đợt tiêm chủng là “Ngày V”. Nhưng ông cảnh báo mọi người nên tôn trọng các quy tắc giãn cách xã hội ít nhất cho đến mùa xuân, khi ông hy vọng những người dễ bị tổn thương nhất sẽ được tiêm phòng.

Anh đã đặt hàng đủ nguồn cung cấp vắc xin Pfizer/BioNTech để tiêm chủng cho 20 triệu người. Các nhà phát triển cho biết vắc xin này có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa bệnh tật trong các thử nghiệm giai đoạn cuối. Tuy nhiên, vắc xin của Pfizer và BioNTech phải được bảo quản ở -70C nên đây được xem là thách thức lớn trong việc cất trữ và vận chuyển.

Nga và Trung Quốc đều đã bắt đầu cung cấp các ứng cử viên vắc xin sản xuất trong nước của mình, trước khi các thử nghiệm cuối cùng về tính an toàn và hiệu quả được hoàn thành.

Thảo Nguyễn (theo Reuters)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI