COVID, thuốc thử tình yêu

12/04/2020 - 10:05

PNO - Chẳng phải, vi-rút Corona đã giống như một thử thách của thượng đế, là một thuốc thử cho chọn lọc tự nhiên, để rồi mùa dịch qua đi, những gì còn lại chính là chiêm nghiệm của đời.

Thế giới cũng giống như cơ thể một người khổng lồ, khi đại dịch kết thúc, sẽ xuất hiện trở lại với dáng vẻ tả tơi, ngơ ngác và điềm tĩnh. Bởi tất cả chúng ta, trong khoảnh khắc hoảng hốt bởi sự hoành hành kinh hoàng của đại dịch, giống như thượng đế giáng trả một đòn sấm sét cho những tham lam và tội lỗi của con người, đã nhận ra một điều rằng, để sống hạnh phúc ta đâu có cần nhiều đến thế. 

***
Tôi từng tiếp xúc với những người vừa thoát khỏi bàn tay tử thần. Họ là các bệnh nhân mắc bệnh nan y hoặc ốm thập tử nhất sinh. Sau khi xuất viện và trở về với cuộc sống bình thường, tất cả đều mang một dáng vẻ giống nhau: gầy gò, hơi ngơ ngác và trở nên trầm tính, ít nói hơn, dù thường ngày họ là những kẻ tếu táo, hoạt bát và đầy tham vọng. Nếu có đưa ra ý kiến gì, thì chỉ là những chiêm nghiệm minh triết về kiếp nhân sinh, những triết lý cuộc đời mà bây giờ họ mới đúc kết được. 

Li Edelkoort, một trong những chuyên gia dự đoán xu hướng tầm cỡ thế giới đã chia sẻ: “Đại dịch này sẽ buộc chúng ta phải chậm lại, ngưng các chuyến bay, làm việc tại nhà, chỉ giải trí giữa người thân và gia đình, học cách tự cảm thấy đủ đầy và tỉnh thức.

Bỗng nhiên các show thời trang trông thật kỳ quặc và xa lạ, các quảng cáo du lịch lọt vào máy tính của ta thật lố bịch, suy nghĩ về những dự án mới cũng mờ mịt và lơ lửng: liệu chúng có thực sự quan trọng không? 

Có một nhận thức đang lớn dần trong các thế hệ trẻ rằng, việc sở hữu và tích trữ quần áo, xe cộ thậm chí không còn hấp dẫn nữa. Những hình ảnh gần đây về khí quyển tại Trung Quốc cho thấy, hai tháng ngừng sản xuất đã làm sạch bầu trời và cho phép người dân được hít thở trở lại. Vi-rút Corona đã tặng chúng ta trang giấy trắng cho một khởi đầu mới”.

Hoặc giả, đại dịch này cũng là một thử thách của nhân loại và mỗi cá nhân: các công ty mạnh mẽ sẽ tồn tại, còn ngược lại, sẽ phá sản và chết yểu. Những nhà lãnh đạo thông minh sẽ lèo lái đất nước đi theo con đường đúng đắn, bằng không kinh tế sẽ kiệt quệ, thương vong nhiều không đếm xuể.

Và cả những cặp đôi đang yêu nhau cũng sẽ nhận ra đâu là chân giá trị, gốc rễ của mối quan hệ bền vững, bởi nếu không thế, vi-rút Corona bỗng thành “đột biến”, nó âm ỉ xâm nhập vào từng gia đình và ngấm ngầm phá hoại hạnh phúc của họ, y như cách nó ẩn nấp trong các tế bào và chờ thời cơ để “hóa vàng” hai lá phổi.

Thời dịch bệnh, cả thế giới phong tỏa, sẽ gây ra cản trở không hề nhẹ cho những đôi đang yêu nhau, bởi hàng quán đâu, góc phố nào cho họ ngồi hóng mát và hàn huyên chuyện yêu đương. Thậm chí chốn “thiên đàng ngắn hạn” là các nhà nghỉ theo giờ cũng tạm thời bị đình chỉ hoạt động.

Yêu thương vì thế càng thêm khao khát, khi mà Zalo, Viber, Facebook đâu đủ cho nỗi nhớ mong. Nhiều người cho rằng các cặp vợ chồng sẽ dành nhiều thời gian cho nhau hơn, sẽ yêu nhau nồng thắm hơn và cuối cùng sẽ thốt lên: “Cảm ơn COVID!”. 

Nhưng hóa ra không phải! 

Báo chí Trung Quốc, quốc gia đầu tiên hứng chịu khủng hoảng của dịch bệnh đã đưa ra con số bi hài về tỷ lệ ly hôn sau mùa dịch. Cuộc khủng hoảng ly hôn ở Trung Hoa đại lục được cho rằng đang réo hồi chuông cảnh báo với những kẻ “đi sau” trong đại dịch.

Chính phủ Trung Quốc, mới đầu cũng khấp khởi mừng rỡ rằng nhờ có phong tỏa mà biết đâu nhiều cặp vợ chồng “dính bầu”, sẽ giúp tăng dân số trẻ cho quốc gia, trong khi tỷ lệ sinh ở nước này đang thấp kỷ lục. Nhiều nơi còn treo băng-rôn “khuyến đẻ” như: "Khi các bạn ở nhà vì dịch, khi chính sách một con đã được nới lỏng, sinh thêm con là góp phần giúp đỡ đất nước". Ngờ đâu sự thể diễn biến theo hướng ngược lại.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Số đơn ly hôn ở Trung Quốc tăng vọt trong tháng Ba, ngay khi lệnh phong tỏa kết thúc, cứ như thể các cặp vợ chồng chỉ chực chờ nhà nước cho đi lại thoải mái là sẽ ba chân bốn cẳng chạy thẳng đến ủy ban nộp đơn xin ly hôn. Khắp các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Thượng Hải… các cán bộ tiếp nhận hồ sơ thậm chí “không có thời gian uống nước” khi các đôi kiên nhẫn xếp hàng dài trong sảnh chờ duyệt đơn. 

***
Không ai dự báo được chuyện tréo ngoe này, cũng như chẳng bất kỳ người nào, dù là các tài phiệt cáo già trong làng địa ốc ngờ được rằng rồi có ngày một con vi-rút bé tí chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi đã khiến khối tài sản khổng lồ của họ bốc hơi trong vài tháng.

Thoạt tiên, truyền thông và mạng xã hội phấn khích vì ý nghĩ: một khi các ông chồng không còn chạy đâu cho thoát được nữa, không chốn nhậu nhẹt, bia bọt đàn đúm, không đánh golf, đá bóng, cá độ hay bài bạc, không họp hành, công tác dài ngày, không giao tiếp với phụ nữ lạ; các bà vợ cũng không còn thú vui nào khác ngoài nấu ăn cho chồng con, thì mối quan hệ sẽ được gắn kết.

Ai đang quan hệ lỏng lẻo sẽ được gia cố bằng keo “Corona”, ai bền chặt rồi thì càng thêm bền vững. Vợ chồng sẽ có quỹ thời gian dường như vô tận để tâm sự. Khi mà theo thống kê, rất nhiều cặp vợ chồng trước đó giao tiếp không quá 3 phút mỗi ngày thì đây chính là cơ hội vàng để họ sáng tạo đủ mọi phương thức hâm nóng tình cảm vợ chồng vốn đã nhàm chán và nhạt nhẽo bấy lâu nay. Nhưng không, hóa ra thực tế không phải như lý thuyết và vi-rút Corona đã chỉ cho các nhà nghiên cứu xã hội học thấy điều đó trong tột đỉnh kinh ngạc. 

***
Nếu như trước kia, vợ chồng đi làm cả ngày rồi khi về nhà, họ chỉ còn rất ít thời gian nên giao tiếp chóng vánh và không để ý đến hành vi của nhau, giờ bị “nhốt” chung trong một thời gian dài, họ thành ra phải chịu đựng trường kỳ các thói xấu của nhau.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một luật sư dân sự ở Thượng Hải cho biết, trong một núi hồ sơ mà anh tiếp nhận vào tháng Ba thì rất nhiều cặp đôi ly hôn chỉ vì những lý do hết sức vặt vãnh tầm thường. Bởi hóa ra, nhàn cư vi bất thiện, thời gian đang thừa, nhưng người ta không dành cho nhau mà lại vùi đầu vào internet, mạng xã hội và game online.

Thêm vào đó là xung đột về các hành vi lặt vặt như cách chăm sóc, quản lý con, lối ứng xử với bố mẹ chồng, thói quen ăn uống, sở thích xem ti vi, phân chia công việc trong nhà. Chồng trót lười, trót bừa một chút, vợ trót nói nhiều, đay nghiến một ly, thế là thành cãi nhau.

Chưa kể vợ chồng ở nhà, thu nhập không có, tiền bạc ít đi dường như là khởi nguồn của nhiều mâu thuẫn. Nhiều cặp vợ chồng còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau mỗi ngày. Các nhóm ủng hộ nữ quyền ở Malaysia cũng cảnh báo về việc phong tỏa có thể khiến gia tăng bạo lực gia đình và lạm dụng phụ nữ. 

Dường như càng bị mắc kẹt trong nhà với nhau, người ta không yêu nhau thêm mà lại đâm ghét nhau. Mà thật, vợ chồng nhìn nhau 24/7 trong một không gian hẹp suốt mấy tháng trời có lẽ xì-trét. Một cô bạn tôi than phiền rằng, anh chồng ở nhà chỉ biết ôm lấy Facebook rồi tự cười một mình cả ngày, để mặc cậu con trai u mê với trò game online từ sáng đến tối.

Anh ta không chơi với con, không trò chuyện với vợ, cũng không nhúng tay phụ giúp cơm nước gì. Trước đó giữa họ đã có nhiều xung đột, nhưng sau đại dịch lần này, thậm chí tính xấu của anh chồng còn bộc lộ rõ hơn nữa. Cô nói rằng lần này sẽ quyết tâm ly hôn, thay vì đã dao động như bao bận trước. 

Tuy nhiên, đa số cha mẹ rất sáng tạo khi họ bày ra nhiều trò chơi cho con trẻ, dành thời gian để vợ chồng con cái chia sẻ, vui đùa với nhau trong những bữa cơm ấm cúng. Nhiều bà vợ đã trở thành “siêu đầu bếp” chỉ sau hai tháng mùa dịch, trở thành niềm ngưỡng mộ của cả nhà. Các ông bố tranh thủ thời gian sửa chữa các vật dụng đã hỏng và sáng chế các trang thiết bị phục vụ vợ con.

Trang trí nhà cửa, đọc sách, nghe nhạc, xem phim cùng nhau là sự xa xỉ hiếm có mà thời “tiền covid” nhiều cặp vợ chồng vì bận rộn đã không có được những thú vui giản dị ấy. Giờ đây họ có thể bên nhau mỗi ngày để chia sẻ sở thích. Và tất nhiên, có nhiều thời gian và sức khỏe hơn để sáng tạo ra những công thức ái ân mới cho “nồi cơm hạnh phúc” thêm nóng bỏng. 

Vậy chẳng phải, vi-rút Corona đã giống như một thử thách của thượng đế, là một thuốc thử cho chọn lọc tự nhiên, để rồi mùa dịch qua đi, những gì còn lại chính là chiêm nghiệm của đời. 

Di Li

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.