COVID-19 làm hạn chế người nhập cư, đồng tính

17/12/2020 - 20:35

PNO - Một nghiên cứu mới cho thấy, 87% dân số toàn cầu đang phải sống trong hoàn cảnh bị hạn chế. Trong đó, người đồng tính (LBGT) và di cư bị hạn chế đáng kể nhất trong thời kỳ đại dịch.

Con số này tăng 4% so với năm ngoái khi mọi người bị hạn chế ở hầu hết các nước với lý do COVID-19. Qua đánh giá tại 196 quốc gia, Liên minh các nhóm Civicus Monitor cho hay, nhiều nước đã sử dụng đại dịch như một “cái cớ” để cắt giảm các hành động quá khích cũng như quyền LGBT, quyền đi lại của nhiều người.

Những người biểu tình phản đối dự luật an ninh toàn cầu mới của Chính phủ Pháp vào tháng 11/2020 ở Paris. Ảnh: Getty
Những người biểu tình phản đối dự luật an ninh toàn cầu mới của Chính phủ Pháp vào tháng 11/2020, ở Paris - Ảnh: Getty

Theo báo cáo của Civicus Monitor, hơn 1/4 quốc gia hạn chế các tổ chức hoạt động nơi công cộng. Trung Quốc, Ả Rập Xê-út và Turkmenistan nằm trong số các quốc gia thuộc nhóm này.

Việc đóng cửa ở nhà được sử dụng như một chiến thuật nhằm hạn chế các cuộc tụ tập nơi đông người càng chứng tỏ các chính phủ lợi dụng COVID-19 như một cách để quản lý từ xa.

“Nghiên cứu của chúng tôi phản ánh một cuộc khủng hoảng không gian của mọi người ngày càng sâu sắc trên toàn cầu và nhấn mạnh cách mà các chính phủ đang sử dụng đại dịch như một lý do chính đáng”, Marianna Belalba Barreto - trưởng nhóm nghiên cứu của Civicus Monitor cho biết.

Trong số 196 quốc gia được đánh giá trong nghiên cứu, chỉ có hai quốc gia - Cộng hòa Dân chủ Congo và Sudan - cải thiện vị trí xếp hạng của họ. Mười một quốc gia bị tụt hạng, trong đó có Mỹ, Costa Rica, Bờ Biển Ngà, Iraq, Philippines và Slovenia. 

Tại Mỹ, khi hàng triệu người tham gia phong trào Black Lives Matter, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đáp trả bằng vũ lực. Ở châu Âu, nhiều nước cũng sử dụng đại dịch "như một cái cớ" để hạn chế mọi người ở nơi công cộng như Hungary, Ba Lan, Slovenia và Serbia.

Tại Tây Phi, bốn quốc gia - Bờ Biển Ngà, Guinea, Niger và Togo cũng ở tình trạng như trên.

Một tình trạng khác được nhóm nghiên cứu lưu ý là hành vi nhắm trực tiếp vào các nhóm bị loại trừ như người đồng tính, nhập cư hoặc người tị nạn.

“Ở Uganda, chúng tôi thấy những người LGBT trở thành mục tiêu bị cản trở dưới cái cớ COVID-19. Trong khi ở Ấn Độ, những người di dân bất đắc dĩ, là những người bị tác động tiêu cực bởi các chính sách, giờ còn phải đối mặt với những vi phạm quy mô hơn từ nhà nước”, nhà nghiên cứu Josef Benedict nói.

Nam Anh (theo The Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI