Cọp chết do thần kinh: Chuyên gia nói gì?

01/03/2016 - 09:17

PNO - Theo PGS.TS Lê Xuân Cảnh: "Khi một con cọp chết mình phải xem các tác động từ bên ngoài, còn nếu không thì có thể nó bị một bệnh gì đó".

Chiều 29/2, trao đổi với PV Báo Phụ Nữ TP.HCM, ông Trần Văn Trí cho biết vào khoảng 15h ngày 27/2, ông nhận được thông tin từ Vườn thú Mỹ Quỳnh (ấp Bàu Công, xã Tân Mỹ, Đức Hòa, Long An) về việc một con hổ vàng trọng lượng hơn 100 kg chết tại vườn thú. Theo thông tin từ vườn thú, trước đó con hổ này có biểu hiện thần kinh do nó thường xuyên nhảy lồng lộn trong chuồng.

"Đó mới chỉ là báo cáo của vườn thú thôi chứ mình cũng chưa có kết luận cuối cùng. Tôi đã đến vườn thú và yêu cầu họ mời các ngành chức năng đến để thẩm định, kiểm tra nguyên nhân, xử lý xác chết con vật. Hiện nay hồ sơ đã chuyển về cơ quan thú y, đợi kết quả", ông Trí cho hay.

Cop chet do than kinh: Chuyen gia noi gi?
Cọp nuôi ở Vườn thú Mỹ Quỳnh. Ảnh: Dân Việt

Biểu hiện thế nào là thần kinh?

Nói về nguyên nhân một con cọp có thể bị thần kinh, theo PGS.TS Lê Xuân Cảnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng: "Một con cọp có thể bị thần kinh khi nó bị stress khi chuyển vị trí mới hoặc là nuôi nhốt ở những vị trí nó có ảnh hưởng trực tiếp.

Với những con nó mới được đưa từ thiên nhiên về thì nó có thể có những phản ứng của một động vật hoang dã, bị stress chứ còn đã là một con hổ nuôi từ trước đến nay rồi thì không có vấn đề gì".

Ông Cảnh cũng nhấn mạnh rằng, điều kiện nuôi nhốt ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cọp, nó phải đảm bảo chuồng trại, điều kiện chăm sóc và tác động bên ngoài. Đối với cọp, hổ, những người chăm sóc bao năm rồi không cẩn thận nó vẫn cắn chết, khi một con ngoài hoang dã mới về nó thể hiện như ngoài thiên nhiên, kể cả con người chăm sóc không cẩn thận thì nó cũng gắn thần kinh của nó nên phải đảm bảo điều kiện sống tốt.

Ông cũng cho rằng cần phải xem xét các biểu hiện thần kinh cụ thể như thế nào. "Như con hổ ở Bình Dương tường cao hơn 3m mà nó vẫn còn có thể nhảy qua vồ chết người (xảy ra năm 2009), lúc mà đột nhiên xuất hiện thì nó sẽ có phản ứng thôi, người ta gọi là con thú điên nhưng lúc đó là bản năng thiên nhiên của nó", ông nói.

"Khi một con cọp chết mình phải xem các tác động từ bên ngoài, còn nếu không thì có thể do nó bị một bệnh gì đó thôi. Nếu mà thần kinh theo dạng là điên thì nó khác. Còn thần kinh ở đây có nhiều kiểu, khi mà đổi cho một con vật thì phải có biểu hiện rất là rõ, ví dụ như một con bò điên, trâu điên, thậm chí là con chó dại để bắn được nó cũng rất là khó. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mới có thể dẫn đến chết", ông đưa ra nhận định.

Về vấn đề này, một chuyên gia từng có hơn 30 năm làm công tác bảo tồn động vật cho rằng: "Triệu chứng như thế nào mới gọi là thần kinh, có nhiều khi người ta thấy nó có biểu hiện co giật, đi vẹo vẹo cái đầu người ta cũng bảo là thần kinh, mà đối với cọp có thể nó thiếu dinh dưỡng thôi nó cũng co giật nhưng mà không phải. Ở cọp người ta rất khi đề cập tới triệu chứng thần kinh."

Vị chuyên gia cũng đánh giá rằng: "Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến ngay cả con người mình chứ đừng nói đến thú, nếu làm những chuồng càng giống với tự nhiên thì con vật nó mới sống thoải mái và sinh sản được".

Vườn thú Mỹ Quỳnh đang hoàn thiện

Vườn thú Mỹ Quỳnh có quy mô rộng hơn 50ha tọa lạc tại ấp Bàu Công (Tân Mỹ, Đức Hòa, Long An) và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Theo hồ sơ, cuối tháng 2/2014, UBND tỉnh Long An phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Vườn thú Mỹ Quỳnh tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa với vốn đầu tư dự kiến 280 tỷ đồng. Dự án bắt đầu năm 2012 và dự kiến khai trương vào năm 2017.

Cop chet do than kinh: Chuyen gia noi gi?
Vinpearl Safari Phú Quốc đang mượn tê giác của Vườn thú Mỹ Quỳnh về trưng bày - Ảnh: Duy Khánh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI