Công ty của Úc thu hồi 2,2 triệu kit test nhanh COVID-19 ở Mỹ vì cho kết quả dương tính giả

11/11/2021 - 11:48

PNO - Công ty Ellume của Úc đang thu hồi 2,2 triệu kit xét nghiệm COVID-19 tại nhà vì chúng có nguy cơ cho kết quả dương tính giả, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết.

"Kết quả không chính xác có thể khiến mọi người nhận sai phương pháp điều trị COVID-19 hoặc tự cách ly tại nhà khi không cần thiết", FDA cho biết.

"Công ty Ellume xin chân thành xin lỗi về những căng thẳng hoặc khó khăn mà mọi người có thể phải trải qua do kit xét nghiệm cho kết quả dương tính giả. Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục đẩy nhanh kiểm tra để đảm bảo độ chính xác trong mọi trường hợp", Công ty Ellume cho biết trong một e-mail. 

Người phát ngôn của Ellume nói rằng, công ty đã xác định được nguyên nhân của vụ việc, đồng thời đang đưa ra các biện pháp kiểm soát mới. Công ty đang thực hiện và gửi các thử nghiệm mới đến Hoa Kỳ.

Thử nghiệm sử dụng một lần, tự quản lý của Ellume
Kit test sử dụng một lần của Ellume

Ellume đã vận chuyển 3,5 triệu kit test đến Mỹ vào tháng 10. FDA cho biết, các bộ kit bị thu hồi đã được phân phối từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 8. Một đợt thu hồi trước đó vào tháng 10 đã thu về khoảng 195.000 bộ.

Một trong những động thái sớm nhất của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với kit xét nghiệm COVID-19 là khoản đầu tư 232 triệu USD vào việc mở rộng sản xuất của Ellume.

Sản phẩm của công ty ra mắt vào cuối năm 2020 là sản phẩm đầu tiên thuộc loại test COVID-19 nhanh được FDA cho phép sử dụng mà không cần đơn thuốc.

Kit test sử dụng một lần, tự quản lý của Ellume được bán với giá khoảng 30 USD, nó sử dụng một miếng gạc để phát hiện các protein được gọi là kháng nguyên trên bề mặt virus SARS-CoV-2 và cho kết quả sau 15 phút.

Đầu mùa thu năm nay, Mỹ cho biết họ có kế hoạch chi 3 tỷ USD để mở rộng nguồn cung cấp các bộ xét nghiệm tại nhà. Hôm 10/11, chính quyền Tổng thống Biden cũng công bố khoản đầu tư 650 triệu USD vào các xét nghiệm chẩn đoán nhanh để xác nhận kết quả sàng lọc tại nhà.

Trọng Trí (theo Washington Post

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI