Công trình tiền tỷ vỡ toác sau trận mưa: Do cự cạp bằng tre...

11/05/2016 - 07:27

PNO - Đoạn bờ kè bị xói mạnh, trơ cọc tre chỉ sau một cơn mưa đầu mùa, theo TS Phạm Sanh, đó là do thiết kế quá non, sử dụng cọc tre.

Công trình cầu Xóm Mai (thuộc khu phố 1, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa) bắc qua suối Săn Máu, nơi có dự án cải tạo dòng suối “chết”. Dự án sử dụng vốn ngân sách, trong đó cầu là 8 tỷ đồng và hệ thống kè chân cầu 1 tỷ đồng. Tuy nhiên đoạn bờ kè tiền tỷ này lại bị cuốn trôi chỉ sau một cơn mưa đầu mùa.

Cong trinh tien ty vo toac sau tran mua: Do cu cap bang tre...
Hiện trường vụ sạt lở sau trận mưa.

Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, PV Báo Phụ Nữ TP HCM đã có cuộc trao đổi với TS Phạm Sanh - Chuyên gia giao thông. Ông Phạm Sanh cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc kè tiền tỷ bị vỡ toác là do lỗi thiết kế. Mà nó nằm ở cái cự cạp (miền Bắc gọi là cọc tre - PV). Bởi cái cự cạp nằm ngâm trong mực nước sói lở, và khi nằm trong nước sông, mực nước trên sông sẽ ăn vào cái cự, nước đánh sụp cái cự thì cái cự không thể nào chịu nổi.

"Cái đó mình thấy ngay lỗi là do thiết kế thôi, thi công bao giờ người ta cũng nói khuyết điểm về chất lượng. Không có mẫu công trình nào thi công trọn vẹn nhưng nhìn qua là biết do mẫu thiết kế liền. Và tay thiết kế này non lắm. Không ai làm một cái kè bê tông cốt thép lại trên một cái cự cạp. Cái này là khi nào mà nằm ở trong đất, trong bờ thôi. Nếu mà làm cái kè ở bờ sông thì phải tính số lở trên cái sông đó.

Như vậy, mình thấy hình ảnh rõ ràng rằng, không có ai mà ở trên lại làm bằng bê tông, hoặc cốt thép nhưng ở dưới lại gia cố bằng cái cự cạp. Nếu cái này nằm trong đất mà không có nước thì tính toán may ra còn chịu được. Còn nếu nó nằm trên bờ sông hay bờ kênh mà mực nước, số lở ấy lại ăn xuống cái cự cạp, thì đây là một lỗi lớn. Theo tôi, đây là nguyên do, đó là do trình độ, do cự cạp", ông Sanh nói.

Theo vị chuyên gia này: "Hiện nay, về mặt tiêu chuẩn thiết kế, người ta không cho giải pháp kè bê tông nằm trên cái cự cạp này".

Cong trinh tien ty vo toac sau tran mua: Do cu cap bang tre...
Bờ kè nước vỡ toác, lộ cọc gỗ phía chân kè sau trận mưa đầu mùa.

Tiến sĩ Sanh cũng cho biết, Ủy ban phải nhanh chóng họp phân tích nguyên nhân để quy trách nhiệm và có hướng xử lý kịp thời. Bởi nếu không, bờ kè sẽ xói xuống và tiếp tục sụp. 

"Đúng ra, cái này là bên UBND Biên Hòa phải họp lại để phân tích nguyên nhân và quy trách nhiệm. Có lẽ, cũng phải bắt tay thiết kế bỏ tiền ra, sau đó rồi cảnh cáo và đồng thời rút kinh nghiệm từ nay về sau không làm giống như thiết kế lần này nữa.

Vì gia cố móng kè trên nền cự cạp nên mực nước số lở sẽ ăn vào cái đó. Thế nên, đó là do thiết kế, không tính toán, không dự báo đúng mực nước số lở của cái sông hoặc cái kênh. Và nếu tiếp tục cái kè này thì sẽ sập hết luôn. Vì vậy, cái kè này phải quy trách nhiệm cho nhanh".

Trước đó, như báo chí đã đưa tin, chiều 5/5, cơn mưa đầu mùa ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) kéo dài từ 14h đến 16h. Cơn mưa lớn đã khiến cho nước Săn Máu (nơi có cây cầu Xóm Mai dài khoảng 30m) chảy dọc TP Biên Hòa dâng cao, làm hư hỏng một số hạng mục công trình đang thi công.

Hai đoạn bờ kè kéo dài khoảng 150m phía hạ lưu cầu Xóm Mai dọc theo ngã 3 suối Săn Máu. Sau cơn mưa, nước ở khu vực này chảy cuồn cuộn khiến cho một số đoạn bờ kè cả hai bên chân cầu bị xói mạnh đổ sụp, bị nước cuốn trôi. Đặc biệt, phía dưới các đoạn kè bê tông, tính từ mặt nước đến chân kè cao khoảng 1m, lòi ra những dãy cọc tre, gỗ kè phía dưới.

Công trình nghìn tỷ ở Hà Nội: Bụi phủ là không tránh khỏi

Bình An


 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI