PNO - Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cho rằng, nếu chỉ nêu chủ trương, mong muốn mà không có giải pháp hợp lý thì rất khó để đạt được các mục tiêu đề ra trong công tác cán bộ nữ.
Chưa tương xứng với tiềm năng và sự đóng góp của phụ nữ Tại tọa đàm “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới” tổ chức cuối tuần qua, bà Trương Thị Mai - Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương - khẳng định, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực về bình đẳng giới và tiến bộ trong công tác cán bộ nữ.
Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đánh giá, tỉ lệ cán bộ nữ có sự tăng trưởng nhưng chưa cao, bền vững và gắn với tiềm năng, đóng góp của các tầng lớp phụ nữ
Cụ thể, theo số liệu thống kê năm 2021, dân số nữ của Việt Nam là trên 49 triệu người, chiếm 50,4% dân số. Trong lực lượng công chức và viên chức, nữ giới chiếm tỉ lệ lần lượt là 43,32% và 68,06%. Trong hệ thống chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có 19 ủy viên là nữ (đạt 9,5%), trong đó có 1 ủy viên Bộ Chính trị, 2 ủy viên Ban Bí thư. Đáng lưu ý, có 35 tỉnh, thành có tỉ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên, đạt chỉ tiêu, mục tích đặt ra, trong đó cao nhất là Tuyên Quang với tỉ lệ 29,2%. Đầu nhiệm kỳ 2020-2025, có 9 nữ bí thư tỉnh ủy, hiện nay có 6.
Ngoài ra, Việt Nam còn có 151 nữ đại biểu Quốc hội (30,26%), xếp thứ 64/193 quốc gia về tỉ lệ dân biểu nữ (tính đến tháng 2/2023) cao hơn 10 bậc so với thời điểm tháng 12/2020, vượt qua cả Mỹ (xếp hạng 73/193). Tuy nhiên, bà Trương Thị Mai cũng thẳng thắn nhìn nhận tỉ lệ nói trên là chưa cao, thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và sự đóng góp to lớn của các tầng lớp phụ nữ. Đáng nói là trong số 22 bộ, cơ quan ngang bộ vẫn còn một nửa và 6 cơ quan thuộc Chính phủ không có nữ lãnh đạo chủ chốt. Ngoài ra, 12 tỉnh, thành phố không có nữ ở bất cứ vị trí lãnh đạo chủ chốt nào, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung. Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) vẫn còn 2 tỉnh, thành là Cà Mau và Hải Phòng không có nữ đại biểu. Một số mục tiêu mà Đảng mong muốn hiện vẫn chưa thực hiện. Điển hình là Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa đặt ra chỉ tiêu tỉ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp 35 - 40%. “Trên thực tế, chưa bao giờ đạt được mục tiêu này” - bà Trương Thị Mai thẳng thắn.
Nhiều chính sách hỗ trợ nữ chưa được triển khai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới khó khăn trong công tác cán bộ nữ. Bà Đặng Hoàng Oanh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp - cho rằng, cán bộ nữ vẫn đang gặp rào cản về tuổi khi đề bạt vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Cụ thể, Luật Bình đẳng giới quy định, nam nữ bình đẳng về chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan tổ chức. Nhiều quy định cũng chỉ yêu cầu nữ cán bộ chỉ cần đủ tuổi làm một nhiệm kỳ công tác (5 năm), nhưng nhiều đơn vị hiện vẫn áp dụng điều kiện đối với nữ là phải đủ thời gian công tác 2 nhiệm kỳ, tức 10 năm.
Chính sách tuổi nghỉ hưu là vấn đề được quan tâm. Hiện văn bản của Bộ Chính trị cho kéo dài tuổi làm việc với thứ trưởng nữ bằng cán bộ công chức nam trong một số nhóm. Bộ luật Lao động (sửa đổi năm 2019) đã sửa lộ trình tuổi nghỉ hưu để phụ nữ có thể kéo dài tuổi làm việc tới 60 tuổi và nam là 62 tuổi. Tuy nhiên, bà Trương Thị Mai cho rằng, khoảng cách này cần tiếp tục được khắc phục để đảm bảo bình đẳng giới.
Bên cạnh bất cập về tuổi lao động, bà Đặng Hoàng Oanh cũng cho rằng nhiều chính sách hỗ trợ phụ nữ còn chậm, chưa được triển khai vào cuộc sống. Điển hình như Nghị định 39/2015/NĐ-CP ban hành năm 2015 quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con, nhưng đến nay đã 8 năm vẫn chưa được thực hiện. Hay như Luật Bình đẳng giới quy định nữ công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi thì được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, tuy nhiên sau hơn 10 năm thực hiện, chính sách này vẫn chưa được triển khai.
Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu
Trước những khó khăn, vướng mắc của công tác cán bộ nữ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đề nghị, ngoài
Ông Đỗ Ngọc An - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Chú trọng đào tạo nguồn cán bộ nữ ngoài hệ thống chính trị
Dường như công tác cán bộ nữ mới đang chỉ tập trung vào phát triển trong hệ thống chính trị mà chưa chú trọng tới lực lượng ngoài hệ thống, trong khu vực sản xuất kinh doanh, hoạt động xã hội...; hoặc nếu có thì việc sử dụng chưa được nhiều. Những nữ doanh nhân giỏi, những nhà hoạt động xã hội xuất sắc cần được quan tâm đào tạo, phát triển, để bổ sung cho lực lượng cán bộ nữ. Ngược lại, đội ngũ cán bộ nữ xuất sắc trong hệ thống chính trị cũng cần được đưa ra những lĩnh vực khác để làm tốt hơn.
việc kiên trì, quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước thì cần xây dựng, hoàn thiện tốt hệ thống chính sách, luật pháp về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ được phát triển toàn diện. Theo bà, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Bình đẳng giới và các quy phạm pháp luật liên quan, đặc biệt là các quy định liên quan tới cơ chế để đảm bảo thi hành các quy định của luật, tăng chính sách bồi đắp cho phụ nữ từng nhóm cụ thể.
Về quy hoạch - bố trí - sử dụng cán bộ nữ, các cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị cần đảm bảo cơ cấu trong quy hoạch đúng tỉ lệ đã được quy định. Khi xét đề bạt cán bộ nữ, ngoài tiêu chuẩn chung, cần tính toán về yếu tố giới với các đơn vị có đông nữ. Ông Đỗ Ngọc An - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương - nêu quan điểm, cần phải tăng số lượng cán bộ nữ được quy hoạch vào cấp ủy lên gấp đôi. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đặc điểm đội ngũ cán bộ nữ, chú trọng bồi dưỡng cán bộ nữ trẻ. Theo ông An, ở giai đoạn 25-35 tuổi, phụ nữ thường lo gia đình. Vì vậy, nếu không được sự quan tâm, chăm lo đúng mức thì dễ bị mất nguồn lực cán bộ nữ, do chị em lựa chọn lùi lại phía sau. Ở giai đoạn 35-45 tuổi là thời kỳ nữ cán bộ đến “độ chín”, học vấn ổn định, nền tảng gia đình chắc chắn nên cần tập trung bồi dưỡng và mạnh dạn sử dụng. Theo Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, trong công tác cán bộ nữ, nếu chỉ nêu chủ trương, mong muốn mà không có giải pháp hợp lý thì rất khó để đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, bà đề nghị phải bổ sung, thực hiện có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, rút ngắn khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa cán bộ nam và nữ. Bản thân từng phụ nữ phải nỗ lực phấn đấu, để xã hội, Đảng và Nhà nước ghi nhận, bước vào vị trí nào đáp ứng được yêu cầu của vị trí đó, cơ cấu phải gắn liền với chất lượng. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu trong công tác cán bộ nữ và mục tiêu, chương trình về bình đẳng giới. Bà cũng nhấn mạnh vai trò của Hội LHPN Việt Nam, tổ chức nòng cốt của phụ nữ Việt Nam trong việc triển khai, nâng cao hiệu quả vấn đề này.
Minh Quang
Phát triển, tạo điều kiện cho cán bộ nữ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được TPHCM chú trọng - ẢNH: TUYẾT DÂN
Bà Cao Xuân Thu Vân-Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam:
Ưu tiên sẽ trở thành áp lực nếu không nỗ lực
Về tổ chức, người đứng đầu phải đặt ra các hướng và đưa ra thảo luận thì mới có nghị quyết, mới có đội ngũ cán bộ. Chúng ta không ưu ái cho cán bộ nữ theo kiểu tới đại hội thì đưa vào mà phải có sự quan tâm thật sự và được bồi dưỡng từ trước. Tôi là một sự hiện thân của vấn đề này. Khi vào làm việc, tôi được thủ trưởng nam đặt vấn đề là hạt nhân nữ và phải phấn đấu. Từ đó tôi thấy mình phải có trách nhiệm. Nhưng tôi rất lo lắng về từ “ưu tiên”. Ưu tiên khiến người ta lo được vào vị trí này, vị trí nọ, liệu có làm được không? Có đủ đạo đức, phẩm chất hay không? Cho nên rất quan trọng là mình có dám khẳng định mình, có dám đảm đương nhiệm vụ hay không? Tôi đã trải qua các vị trí làm việc, mỗi vị trí đều có sự khác nhau và nghiệm ra một điều: là phụ nữ phải khẳng định mình. Mình có cơ hội hơn nam là được cơ cấu, ưu ái. Tuy nhiên, nó sẽ là áp lực nếu không nỗ lực.
Những năm gần đây, khoai mỡ được giá, nhiều hộ đã tăng sản lượng. Với giá bao tiêu là 9.000 đồng/kg, người trồng khoai sẽ có lời khoảng 20 triệu đồng/1.000m2.