Công nghiệp du lịch tàu biển VN chưa phát triển xứng tầm

16/04/2014 - 20:19

PNO - PNO - Đó là nhận định của nhiều đại biểu tham gia hội thảo “Chiến lược phát triển công nghiệp du lịch tàu biển” do UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Hiệp hội du thuyền châu Á tổ chức...

edf40wrjww2tblPage:Content

19 tham luận tại hội thảo đã đưa ra những đánh giá, thực trạng, tình hình phát triển công nghiệp du thuyền Việt Nam và định hướng phát triển trong thời gian tới.

Cong nghiep du lich tau bien VN chua phat trien xung tam
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp du lịch tàu biển

Tiềm năng chưa được quan tâm nhiều

Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, trên thế giới từ năm 2004-2013, lượng khách du lịch tàu biển đã tăng trưởng mạnh mẽ với khoảng 21 triệu lượt khách năm 2014, tăng trưởng 63% so với năm 2004. Dự báo đến năm 2015, sẽ có 25 triệu lượt khách. Du lịch tàu biển ( bao gồm hàng tàu biển, khách du lịch, thủy thủ đoàn) đã chi tiêu gần 100 tỷ USD, trong đó thị trường khách du lịch đi tàu biển chủ yếu là Bắc Mỹ và Bắc Âu chiếm 87% tổng lượng khách du lịch tàu biển trên toàn cầu.

So với các khu vực trên thế giới, lượng khách du lịch bằng đường biển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ chiếm con số rất nhỏ (dưới 10%), tập trung chủ yếu từ các nước Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore.

Cong nghiep du lich tau bien VN chua phat trien xung tam
Quang cảnh buổi hội thảo

Nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp du lịch tàu biển. Với hơn 3.200 km đường bờ biển, nhiều bãi biển đẹp, hấp dẫn, nhiều vịnh biển của Việt Nam nổi tiếng thế giới như Hạ Long, Lăng Cô, Nha Trang, Quảng Ninh… là những tiềm năng mà hiện nay chưa được khai thác hết. Ngành công nghiệp du lịch tàu biển của Việt nam phát triển còn chậm, nhỏ lẻ, manh mún, đóng góp vào GDP của đất nước chưa cao. Du lịch tàu biển của Việt Nam chỉ được đánh dấu bằng mốc thời gian từ những năm đầu của thập niên 90, khi các tàu biển nước ngoài bắt đầu quan tâm gửi khách đến Việt Nam. Năm 1999, lần đầu tiên tàu 5 sao Super Star Leo của hãng Star Cruises có sức chứa 3.000 khách với các dịch vụ tiện nghi hiện đại đã cập cảng Sài Gòn.

Trong giai đoạn từ năm 1999-2013, Việt Nam đã đón được 309.000 lượt du khách, chiếm khoảng 12% tổng số lượng khách đến Việt Nam. Đặc biệt, du khách đường biển qua cảng biển Việt Nam năm 2012 đạt khoảng 517.000 lượt, bao gồm du lịch đường biển quốc tế và khách nội địa. Lượng khách du lịch chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, chỉ khoảng 3-5%, chưa tương xúng với tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam. Điều này có nhiều nguyên nhân, như kết cấu hạ tầng tại nhiều cảng biển còn hạn chế, chưa có nhà ga, bến tàu dành riêng cho du khách và đặc biệt là chất lượng dịch vụ tại cảng biển chưa cao, sản phẩm du lịch biển nghèo nàn, đơn điệu, thiếu các dịch vụ bổ trợ để du khách lưu trú dài ngày.

Thiếu tính liên kết trong phát triển du lịch tàu biển

Tuy đã có những bước phát triển, nhưng hiện nay, ngành công nghiệp du lịch tàu biển Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực như: cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch, công tác xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường yếu và thiếu. ..
Với 39 cụm cảng biển được quy hoạch nhưng thực tế bến khách chuyên dùng dành cho tàu du lịch quốc tế rất ít, hạ tầng nghèo nàn; hầu hết các cảng đón khách du lịch tàu biển đều sử dụng chung với tàu hàng hóa, tàu container… Vì vậy, để thu hút khách du lịch tàu biển, cần phát triển các cảng biển chuyên đón tàu khách. Các địa phương trong nước có cảng biển cần có sự liên kết tốt để tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng cao.

Cong nghiep du lich tau bien VN chua phat trien xung tam
Du khách tàu Crystal Symphony, quốc tịch Bahamas cập cảng Chân Mây sáng 6/4
Để phát triển du lịch đường biển, VN cần xây dựng cảng biển chuyên dụng, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Cong nghiep du lich tau bien VN chua phat trien xung tam
Để phát triển du lịch đường biển, VN cần xây dựng cảng biển chuyên dụng, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Ông Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ này đang chỉ đạo Tổng cục Du lịch chuẩn bị một chương trình hành động, phải phát triển và xây dựng những cảng biển phục vụ cho du lịch, đặc biệt quan tâm đến hạ tầng du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ cho du lịch tàu biển.

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch đến Việt Nam bằng tàu biển. Tuy nhiên, việc thiếu tính liên kết giữa các địa phương có cảng biển phần nào đã cản trở việc duy trì và mở tour tuyến du lịch. Khiến sau khi cập cảng Việt Nam, du khách rất khó xác định lộ trình tham quan các danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

Ngoài ra, hệ thống cảng biển và hạ tầng cảng biển gồm hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đón khách tàu biển hiện nay đang còn trong giai đoạn đầu tư ban đầu. Tuy đã nâng cấp nhiều nhưng chất lượng dịch vụ đón khách du lịch tàu biển còn hạn chế.

Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: Đặc thù của khách tàu biển là lượng khách rất lớn, từ 500-3000 khách và đòi hỏi một lượng tham quan rất lớn trong ngày. Vì vậy, hạ tầng giao thông thuận tiện, tiếp cận từ cảng đến điểm tham quan du lịch cũng là điều quyết định. Tuy đã được cải thiện nhưng phải nâng cấp hơn về hệ thống đường bộ, để hàng nghìn khách có thể đến các điểm tham quan một cách thuận tiện nhất.

Bài và ảnh: THUẬN HÓA


 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI