Công lý nào cho người phụ nữ bị tấn công tình dục dưới danh nghĩa ‘truyền hình thực tế'

09/12/2019 - 07:28

PNO - Khi Carlota Prado bước vào "phòng nhật ký" chương trình truyền hình thực tế "Big Brother"- phiên bản Tây Ban Nha, cô hoàn toàn không biết rằng đó sẽ là một cú sốc cực lớn.

Theo format chương trình Big Brother, một nhóm người sẽ sống cùng nhau trong ngôi nhà lắp đầy các máy quay truyền hình. Người tham gia phải nghe theo chỉ dẫn từ "Big Brother", bàn tán lẫn nhau và hình ảnh đó được phát sóng đến thế giới bên ngoài.   

Nhưng Prado được gọi đến căn phòng vì một lý do khác. Tối hôm trước, sau khi bất tỉnh vì bữa tiệc, cô đã bị một thí sinh khác là Jose María López lạm dụng tình dục. Dù vậy, luật sư cho biết López phủ nhận các cáo buộc.   

Bởi không nhớ gì về sự cố, nhà sản xuất yêu cầu Prado đến phòng nhật ký, nơi cô bị buộc phải xem lại cảnh quay vụ lạm dụng mà chính cô là nạn nhận. Phản ứng của cô lúc này cũng được ghi lại như một tình tiết “kịch tính” cho chương trình.

Đoạn phim rò rỉ cho thấy Prado bật khóc và cầu xin nhân vật "Big Brother" ngừng phát các cảnh quay. Cô kêu lên: "Hãy dừng lại, xin ngừng lại”, và cho biết tim mình đang đập rất nhanh. Nhân vật dẫn chuyện sau đó yêu cầu Prado không nói với các thí sinh khác về vụ việc. 

Cong ly nao cho nguoi phu nu bi tan cong tinh duc duoi danh nghia ‘truyen hinh thuc te'
Carlota Prado xuất hiện trên chương trình truyền hình thực tế "Gran Hermano" năm 2017.

Cả đoạn phim về vụ lạm dụng cũng như đoạn phim nhật ký đều không được phát sóng vào thời điểm đó- năm 2017, nhưng 2 năm sau, cả hai đều được mạng tin tức Tây Ban Nha El Confidencial đưa ra ánh sáng sau một cuộc điều tra riêng.

Kể từ đó, việc xử lý tình huống của chương trình trở thành một vụ bê bối đáng chú ý trong nước. Nhà đài đằng sau loạt phim đã xin lỗi, và nhiều công ty lớn quyết định rút quảng cáo khỏi chương trình.

Tập phim đặc biệt đau đớn ở quốc gia nơi chứng kiến ​​một số vụ tấn công tình dục gây chia rẽ sâu sắc trong những năm gần đây. Trọng tâm của vụ việc này là luật gây tranh cãi của Tây Ban Nha, quy định cụ thể rằng quan hệ tình dục không có sự đồng thuận, không mang tính bạo lực hay đe dọa luôn bị coi là lạm dụng tình dục, chứ không phải là tội hiếp dâm.

“Đây là một con người”

Vụ việc bắt đầu khi ê-kíp làm phim xuyên đêm của chương trình nhận thức được về vụ tấn công  và thông báo cho nhiều nhân viên sản xuất cao cấp hơn. 

Sau cảnh quay tại phòng nhật ký, công ty sản xuất cho biết Prado tạm thời rời khỏi chương trình để nhận được sự hỗ trợ tâm lý và López  bị loại. Các nhà sản xuất cũng chuyển vụ việc cho cảnh sát. Ban đầu, Prado không đưa ra lời buộc tội, nhưng sau đó đã khiếu nại kên tòa án tại Tây Ban Nha.

Luật sư của López - Antonio Madrid - nói với El Confidencial rằng thân chủ của anh chỉ đang cố gắng giúp đỡ Prado trong khi cô say rượu, và phủ nhận mọi cáo buộc về việc làm sai trái.

Nhưng Honey Langcaster-James, một nhà tâm lý học và giám đốc dịch vụ tại tổ chức phúc lợi xã hội, cho biết cô có những lo ngại nghiêm trọng về cách xử lý vụ việc.

 "Đây không chỉ là một thí sinh chương trình truyền hình, đây là một con người. Các thành viên của ê-kíp sản xuất có thể theo dõi những gì đang diễn ra trong phòng nhật ký, từ phòng giám sát hoặc trên phim trường. Đó hoàn toàn là tình huống có thể kiểm soát"- Honey nói.

Chiêu trò “truyền hình thực tế”

Honey Langcaster-James đã làm việc như một nhà tâm lý học tư vấn cho phiên bản Big Brother ở Anh, một trong những định dạng truyền hình thực tế thành công nhất thế giới. Cô nói rằng "thường người tham gia sẽ được đưa ra khỏi trường quay và tránh xa các máy quay trong tình huống cá nhân, chẳng hạn nếu ai đó nhận được tin xấu từ gia đình".

Nhưng Honey nói thêm rằng vụ việc đã làm sáng tỏ một vấn đề của truyền hình thực tế: "Một trong những vấn đề với ngành công nghiệp truyền hình thực tế tại thời điểm này là việc các công ty sản xuất riêng lẻ phải đưa ra quyết định về loại phúc lợi nào mà họ cần 

Điều đó có nghĩa là những người không được đào tạo về sức khỏe tâm thần hoặc sức khỏe nói chung đang đưa ra quyết định về loại biện pháp bảo vệ nào cần được đưa ra".

Cong ly nao cho nguoi phu nu bi tan cong tinh duc duoi danh nghia ‘truyen hinh thuc te'

Một số sự cố ở Anh thu hút sự chú ý về cách xử lý phúc lợi của các thí sinh truyền hình thực tế. Chẳng hạn như cái chết của hai cựu thí sinh chương trình "Đảo tình yêu" và vụ tự tử của một vị khách trong chương trình "The Jeremy Kyle Show" nói riêng đã khiến nhiều người kêu gọi xem xét lại cách chương trình truyền hình thực tế hoạt động.

Sự việc khiến dư luận Tây Ban Nha phẫn nộ, nhất là  sau vụ bê bối “Wolf Pack” - trong đó 5 người đàn ông bị buộc tội lạm dụng tình dục nhưng không phải hiếp dâm vì nạn nhân không chống cự. Sau hơn một năm biểu tình trên khắp đất nước, những người đàn ông cuối cùng cũng bị tuyên phạt tội hiếp dâm.

Linh La (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI