Công dụng tuyệt vời của củ kiệu muối chua ngọt cho cả người ốm yếu

12/02/2018 - 13:00

PNO - Trong đông y, củ kiệu được xếp vào nhóm lý khí rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, tết đến, nhiều gia đình thường làm món củ kiệu muối chua ngọt để sử dụng.

Trong y học cổ truyền, củ kiệu là một vị thuốc có tên gọi giới bạch. Nhờ có tính cay và ấm nên củ kiệu được dùng làm gia vị và xếp vào nhóm lý khí.

Cong dung tuyet voi cua cu kieu muoi chua ngot cho ca nguoi om yeu
Củ kiệu còn được gọi là giới bạch

Theo đông y, khí phải được lưu thông khắp cơ thể mới khỏe mạnh. Do đó, nếu khí không được lưu thông gọi là khí trệ (ứ trệ) thường rơi vào những bệnh nhân bị máu bầm không tan, đau nhức, chấn thương, tức 2 bên sườn.

Còn một số trường hợp khí ở nội tạng không đi lên được mà bị kìm xuống, gọi là khí hãm. Người bệnh này thường gặp ở những người sa dạ dày, sa tử cung, mắc bệnh trĩ.

Ngoài ra, còn có khí nghịch thường rơi vào những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, hô hấp. 

Cong dung tuyet voi cua cu kieu muoi chua ngot cho ca nguoi om yeu
 

Do đó, củ kiệu trong đông y được ví như thực phẩm thiên về lý khí (điều chuyển khí đến nơi cần bổ trợ), rất thích hợp với người bệnh bị khí hãm hay khí nghịch và đặc biệt là nhóm bệnh đường tiêu hóa do khó tiêu, dễ ói mửa, đầy hơi... Tuy nhiên, với bệnh trào ngược dạ dày, ngoài việc ăn củ kiệu muối chua ngọt để bổ trợ sức khỏe, cần đến bác sĩ thăm khám. 

Ngoài ra, trong y học hiện đại, củ kiệu ngâm chua dùng để hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, tránh cục máu đông, lợi tiểu, hạ huyết áp, ức chế vi khuẩn. 

Cong dung tuyet voi cua cu kieu muoi chua ngot cho ca nguoi om yeu
 

Rõ ràng, công dụng tuyệt vời của củ kiệu muối chua ngọt đã được người xưa sớm biết cách ứng dụng vào trong ẩm thực ngày Tết để dễ tiêu hóa các thức ăn nhiều chất béo, tinh bột. Đây là bài thuốc là món ăn rất hữu ích.

Tuy nhiên, củ kiệu ngâm chua hay củ kiệu muối chua ngọt chỉ nên ăn trong dịp Tết, hạn chế ăn kéo dài, vì ăn đồ chua khi bụng đói dễ bị đau bao tử. Mặt khác, thức ăn ngâm chua lâu ngày, ăn kéo dài có nguy cơ gây ung thư nhưng nhiều nghiên cứu từng đề cập.

Tiến sĩ - bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan
PGĐ kiêm Trưởng phòng Đào tạo Nghiện cứu, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI