“Cõng con” đi tìm chữ ở tuổi trung niên

28/07/2024 - 06:32

PNO - Đi học khi đã ở tuổi trung niên, hàng chục người Mông sống trên đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ phải dắt theo con, cháu cùng đến lớp, vừa trông nom vừa tập đánh vần.

Clip: Lớp xóa mù chữ ở xã vùng biên xứ Nghệ
Màn đêm buông xuống, hàng chục người Mông ở xã biên giới Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) lại lọ mọ dò đường đi học chữ. Na Ngoi nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Hơn 90% dân số là người Mông, cuộc sống gắn liền với nương rẫy. Ngày họ phải lên rẫy làm việc, bởi thế các lớp xóa mù chữ nơi đây chỉ có thể tổ chức vào ban đêm.
Màn đêm buông xuống, hàng chục người Mông ở xã biên giới Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) lại lọ mọ dò đường đi học chữ. Na Ngoi nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Hơn 90% dân số là người Mông, cuộc sống gắn liền với nương rẫy. Ban ngày họ phải lên rẫy làm việc, bởi thế các lớp xóa mù chữ nơi đây chỉ có thể tổ chức vào ban đêm.
Năm nay, xã Na Ngoi có 23 học viên đi học xóa mù chữ, được chia thành 2 lớp ở Huồi Xài và Phù Quặc 2. Các học viên tuổi 30 - 60, nhiều người đã lên chức ông bà. Không có người trông coi, nhiều học viên phải mang theo cả con, cháu lên lớp vừa học vừa trông nom.
Năm nay, xã Na Ngoi có 23 học viên đi học xóa mù chữ, được chia thành 2 lớp ở Huồi Xài và Phù Quặc 2. Các học viên tuổi 30 - 60, nhiều người đã lên chức ông bà. Không có người trông coi, nhiều học viên phải mang theo cả con, cháu lên lớp vừa học vừa trông nom.
Lớp xóa mù chữ ở bản Huồi Xài chỉ có 12 học viên, song sĩ số lớp luôn trên 20 người vì có nhiều em nhỏ đi theo.
Lớp xóa mù chữ ở bản Huồi Xài chỉ có 12 học viên, song sĩ số lớp luôn trên 20 người vì có nhiều em nhỏ đi theo.
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, ngoài hành trang là chiếc đèn pin, áo mưa được nhà Nước cấp, vợ chồng bà Xồng Y Xồng (58 tuổi, trú bản Huồi Xài) còn phải cõng 2 cháu nội cùng đi học chữ. “Con nó đi miền Nam làm thuê, gửi cháu cho chúng tôi chăm. Cả 2 vợ chồng ngày thay nhau đi làm rẫy, tối cả nhà cùng đi học” - bà Xồng nói.
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, ngoài hành trang là chiếc đèn pin, áo mưa được Nhà nước cấp, vợ chồng bà Xồng Y Xồng (58 tuổi, trú bản Huồi Xài) còn phải cõng 2 cháu nội cùng đi học chữ. “Con nó đi miền Nam làm thuê, gửi cháu cho chúng tôi chăm. Cả 2 vợ chồng ngày thay nhau đi làm rẫy, tối cả nhà cùng đi học” - bà Xồng nói.
Mắt kém, ông Già Bá Phổng (60 tuổi, trú bản Huồi Xài), cầm đèn pin rọi vào vở để viết chữ. Vợ ông Phổng ngồi sát bên cạnh, thỉnh thoảng 2 vợ chồng ông lại chỉ cho nhau những mặt chữ đã quên.
Mắt kém, ông Già Bá Phổng (60 tuổi, trú bản Huồi Xài), cầm đèn pin rọi vào vở để viết chữ. Vợ ông Phổng ngồi sát bên cạnh, thỉnh thoảng 2 vợ chồng ông lại chỉ cho nhau những mặt chữ đã quên.
Thầy Đặng Đình Châu - giáo viên phụ trách lớp xóa mù chữ bản Huồi Xài - cho biết, để các em nhỏ không quấy khóc, ảnh hưởng đến việc học của cha mẹ, ông bà, các thầy cô luôn chuẩn bị sẵn ít bánh kẹo, hoa quả để “dụ” tụi nhỏ ngồi yên trong lớp học.
Thầy Đặng Đình Châu - giáo viên phụ trách lớp xóa mù chữ bản Huồi Xài - cho biết, để các em nhỏ không quấy khóc, ảnh hưởng đến việc học của cha mẹ, ông bà, các thầy cô luôn chuẩn bị sẵn ít bánh kẹo, hoa quả để “dụ” tụi nhỏ ngồi yên trong lớp học.
Nhiều đứa trẻ khá ngoan, ngồi yên lặng bên cạnh cha mẹ suốt cả buổi học. Anh Già Bá Chư (38 tuổi, trú bản Huồi Xài) cho biết, vì vợ đi làm ăn xa, không có người trông coi nên anh phải chở 2 con nhỏ đến lớp học. “Cũng mệt lắm. Nhưng mình phải cố học chữ để bữa sau bán con gà, con heo còn biết tính toán mà lấy tiền chứ không bất tiện lắm” - anh Chư nói.
Nhiều đứa trẻ khá ngoan, ngồi yên lặng bên cạnh cha mẹ suốt cả buổi học. Anh Già Bá Chư (38 tuổi, trú bản Huồi Xài) cho biết, vì vợ đi làm ăn xa, không có người trông coi nên anh phải chở 2 con nhỏ đến lớp học. “Cũng mệt lắm. Nhưng mình phải cố học chữ để bữa sau bán con gà, con heo còn biết tính toán mà lấy tiền chứ không bất tiện lắm” - anh Chư nói.
Có bánh kẹo, điện thoại, nhiều đứa trẻ kéo nhau ra hành lang lớp học ngồi chơi với nhau chờ đợi cha mẹ, ông bà tan học.
Có bánh kẹo, điện thoại, nhiều đứa trẻ kéo ra hành lang lớp học ngồi chơi với nhau chờ ông bà, cha mẹ tan học.
Lớp học kéo dài từ 19 - 22g mỗi tối. Phía dưới lớp học, các giáo viên cũng thường chuẩn bị sẵn một hàng ghế để những đứa trẻ buồn ngủ có nơi ngả lưng.
Lớp học kéo dài từ 19 - 22g mỗi ngày trong tuần. Phía cuối lớp, các giáo viên thường chuẩn bị sẵn một hàng ghế để những đứa trẻ buồn ngủ có nơi ngả lưng.
Những lúc rảnh, em Xồng Y Xìa (12 tuổi) lại cùng mẹ đến lớp xóa mù chữ. Xìa có điều kiện hơn mẹ, được đi học đầy đủ. Nay bé gái này quay lại “phụ đạo” thêm cho mẹ của mình.
Những lúc rảnh, em Xồng Y Xìa (12 tuổi) lại cùng mẹ đến lớp xóa mù chữ. Xìa có điều kiện hơn mẹ, được đi học đầy đủ. Nay bé gái này quay lại “phụ đạo” thêm cho mẹ mình.
Cô Đặng Thị Thanh - giáo viên đứng lớp xóa mù chữ bản Pù Quặc 2 - cho biết, lớp có 11 nữ học viên người Mông. Phần lớn các mẹ trong lớp đã lớn tuổi, cầm cuốc quen hơn cầm bút nên cô phải có phương pháp dạy đặc biệt, giúp họ dễ hiểu, dễ nhớ. Phải làm sao để trong lớp luôn có không khí sôi nổi, vui tươi để các mẹ hào hứng với việc học.
Cô Đặng Thị Thanh - giáo viên đứng lớp xóa mù chữ bản Pù Quặc 2 - cho biết, lớp có 11 nữ học viên người Mông. Phần lớn các mẹ trong lớp đã lớn tuổi, cầm cuốc quen hơn cầm bút, nên cô phải có phương pháp dạy đặc biệt, giúp họ dễ hiểu, dễ nhớ. Phải làm sao để trong lớp luôn có không khí sôi nổi, vui tươi để các mẹ hào hứng với việc học.
Sau gần một năm học, các học viên người Mông đã cơ bản biết đọc, biết viết và tính toán cơ bản.
Sau gần một năm học, các học viên người Mông đã cơ bản biết đọc, biết viết và tính toán cơ bản.
Thầy Nguyễn Xuân An - Hiệu phó Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Na Ngoi 2 - cho biết, việc vận động người dân trong xã đi học xóa mù chữ rất vất vả, bởi đa số họ thường tự ti, sợ xấu hổ khi thành ông bà mới đi học chữ. Đầu các năm học, nhà trường phải phối hợp với các già làng đến từng gia đình phân tích lợi ích của việc biết đọc, biết viết, biết tính toán... để vận động họ đi học xóa mù chữ.
Thầy Nguyễn Xuân An - Hiệu phó Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Na Ngoi 2 - cho biết, việc vận động người dân trong xã đi học xóa mù chữ rất vất vả, bởi đa số họ thường tự ti, sợ xấu hổ khi thành ông bà mới đi học chữ. Mỗi đầu năm học, nhà trường phải phối hợp với các già làng đến từng gia đình phân tích lợi ích của việc biết đọc, biết viết, biết tính toán... để vận động họ đi học xóa mù chữ.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI