Con trai vào bếp, chuyện nhỏ!

10/12/2021 - 09:40

PNO - Người ta hay khoe con trai cao lớn, đẹp đẽ, thông minh, hát hay, đàn giỏi… Một ngày nọ tôi khoe con tôi nấu ăn, quét nhà, lau nhà gọn trơn, bạn bè đều trầm trồ.

Một hôm con trai tôi đi chợ về khoe: “Con vào thang máy gặp mẹ của bạn con. Thấy con xách rau, cô khen con giỏi quá, biết đi chợ giúp mẹ. Nếu cô biết con còn nấu nướng, chắc cô hết hồn ha mẹ!”. 

Người ta hay khoe con trai cao lớn, đẹp đẽ, thông minh, hát hay, đàn giỏi… Một ngày nọ tôi khoe con tôi nấu ăn, quét nhà, lau nhà gọn trơn, bạn bè đều trầm trồ, nhưng có lẽ ít người biết quá trình dạy con nấu nướng của tôi.

“Con trai biết ăn cơm sao không biết rửa chén!” - đó là câu trả lời của mẹ tôi mỗi khi có ai đó tỏ ra thương cảm khi thấy cậu em trai duy nhất của tôi rửa chén. Trong gia đình tôi, từ lúc còn bé đến tuổi trưởng thành, chuyện con trai phải làm việc nhà, bếp núc là đương nhiên, không có gì phải bàn cãi hay ngạc nhiên. Và, tôi nghĩ gia đình nào cũng vậy cho đến khi tôi lấy chồng thì sự khác biệt trong nếp nhà chồng đã khiến tôi vô cùng sốc. Gia đình bốn người đàn ông không biết làm gì trong bếp vì họ quan niệm đàn ông, con trai chỉ làm việc lớn, như lãnh đạo gia đình và thay mặt đàn bà. 

Nhưng oái oăm thay, ngày nay đàn bà chẳng cần ai thay mặt. Còn việc lớn trong nhà là việc gì? Có phải là kiếm tiền, mua nhà, dạy con cái, dựng vợ gả chồng cho con…? Hầu hết những việc đó đàn bà cùng làm với đàn ông. Vậy thì đàn ông, con trai cũng nên thạo việc bếp núc để chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong gia đình. Cho nên, ngay khi con trai còn nhỏ, tôi đã chú trọng việc cho con quen với bếp núc.

Dường như tay nghề con trai giờ đây đã hơn hẳn mẹ
Dường như tay nghề con trai tôi giờ đây đã hơn hẳn mẹ (Ảnh tác giả cung cấp)

 

Bắt đầu từ việc nhặt rau

Đa phần con trai không giỏi quan sát, cũng không tỉ mỉ, nên hướng dẫn con trai làm bếp gặp nhiều trở ngại hơn con gái. Biết vậy nên mỗi khi con quẩn quanh trò chuyện trong lúc mẹ làm bếp, tôi bày con nhặt rau. Mỗi loại rau nhặt khác nhau, bé không biết cách phân biệt rau ngót nhặt lá bỏ cọng, rau muống thì dùng cả cọng và lá chỉ bỏ mỗi gốc già… Không sao! Mỗi khi nhờ con, tôi luôn hướng dẫn kỹ lưỡng, làm cả trăm lần thì con sẽ nhớ thôi.

Khi con thạo việc nhặt rau và phân biệt được các loại rau, tôi tập cho con đặt nồi cơm. Cũng vẫn là bắt đầu với việc chơi với gạo, tôi rủ con vọc gạo với nước, vo gạo và đổ nước khỏi nồi sao cho gạo không bị đổ ra ngoài. Sau nhiều lần vọc như vậy thì con cũng biết cách vo gạo, đo lường lượng nước và bấm nút nồi cơm điện. 

Kể lại thì có vẻ đơn giản, nhưng vừa chơi vừa học rề rà cũng phải mất hai năm cho hai việc cỏn con là bắc cơm và nhặt rau. Khi cháu lên lớp Ba, có thể tắt bật bếp thì tôi quyết định cho cháu nâng cao “level” bằng việc chiên trứng và luộc rau. Sau khi đã chỉ dạy con cặn kẽ, nhà tôi “ngẫu nhiên” thời gian đó rất hay ăn rau luộc và trứng chiên. Trong bữa nấu, nếu có một trong hai món này thì mẹ sẽ nhờ con trai nấu khi mẹ đang phụ trách món khác ở bếp bên cạnh.

Không tiết kiệm lời khen

Nhiều bà mẹ quen với sự hoàn hảo trong gian bếp, hễ con trai mó vào việc gì, mẹ cũng thấy sai hỏng, luộm thuộm, không sạch sẽ và “ngứa mắt” đuổi con đi, không quên kèm lời cằn nhằn: “Mẹ làm cả ngàn lần trước mắt mà sao không thấy”, “Làm mà tâm trí để đâu”, “Thôi, thôi đi ra đi. Con làm mất công mẹ phải dọn dẹp hậu quả của con”… 

Bà mẹ nào cũng nghĩ, việc đơn giản vậy tại sao con không biết làm, sao vô lý vậy? Nhưng chúng ta quên những ngày đầu khi mình lóng ngóng bước vào bếp, mình cũng làm đổ bể, vương vãi hệt vậy đấy. 

Vì thế, hãy chấp nhận tình trạng này một thời gian, vừa hướng con, vừa bỏ công sửa sai, lại vừa chấp nhận thành phẩm không như ý, nhưng lại phải… không được chê bai. Món nào ăn được thì phải khen ngon, khen con nấu “lên tay” rồi, món nào chưa đạt thì vui vẻ nói khéo “món này chỉ cần thêm chút đường, chút muối, giảm lửa một chút là hoàn hảo”.

Thỉnh thoảng tôi làm bộ “vô tình” khen con trai với bạn bè, dòng họ rằng dạo này cậu chàng giỏi lắm, biết nấu vài món cơ bản rồi. Con nở mũi và có động lực học hỏi, nấu nướng rõ rệt.

Năm con học lớp Bốn, có lần tôi đưa con đến nhà chị bạn chơi, chị làm bánh pancake, cậu chàng có vẻ rất thích. Cách làm bánh này cũng đơn giản, thế là về nhà tôi lại bày sữa, trứng, bột, sô-cô-la nước và trái cây ra làm vài lần cùng con. Con thích nên rất chuyên tâm, sau vài lần có thể tự làm mà không cần sự giám sát của mẹ.

Thấy vậy tôi khuyến khích con cuối tuần rủ mấy bạn thân cùng chung cư đến nhà làm bánh ăn với nhau. Được mẹ giao cho gian bếp, trước những cậu bạn lơ ngơ, con trai tôi lập tức trổ tài chỉ huy. Mấy cậu bạn xúm xít một hồi dưới sự chỉ đạo của bếp trưởng thì cũng có một bữa pancake ra trò. Sau “bữa tiệc” nhỏ, chàng ta tự thấy mình quá ngầu vì rành việc nấu nướng, tự nhiên thấy tự hào.

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK
Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK

 

Tăng dần “level”

Khi con lớn hơn, tôi bắt đầu tập cho con chiên cá, ướp thịt với xốt đem nướng, rồi nấu canh chua, kho thịt heo, thịt gà và khó nhất phải kể đến món kho cá truyền thống của miền Trung, rồi đến kiểu kho của miền Nam, kho sao để cá không tanh, không nát, kho sao để ăn vừa miệng… Kể thì nghe đơn giản, nhưng thực tế đó là một hành trình dài ngang bằng với việc đi học ở trường từ lớp Một đến trung học phổ thông. Lúc con bắt đầu nhặt rau vo gạo là con học lớp Một, đến khi bắt đầu tập tành kho cá là học lớp 10. Mẹ phải tỉ mỉ và kiên nhẫn, kể cả kiềm chế tính nóng nảy để dạy con nấu nướng. Điều khó nhất là phải tạo hứng thú để con chịu vào bếp và tự thấy mình có trách nhiệm chuẩn bị mỗi bữa ăn cùng mẹ. 

Bạn đừng bắt con đến với những bữa học nhàm chán, hãy biến đó thành những buổi thực hành thực sự và phải làm từ năm này qua tháng nọ thì kỹ năng làm bếp của con mới thành thạo. Người hướng dẫn cũng phải có định hướng “giáo án” dài hơi trong đầu.

Giờ thì cậu nhóc lớp 10 nhà tôi có thể tự tin phụ trách bữa ăn thay mẹ, vì dường như cậu ta giờ đây nấu nướng đã hơn hẳn mẹ. Thỉnh thoảng, kết thúc một ván game, cậu khoe với chúng bạn: “Thôi tui nghỉ, đi nấu cơm đây!” khiến bạn bè thán phục. Kế hoạch sắp tới của tôi là dạy con cách đi chợ và tự thiết kế bữa ăn để không phải hỏi: “Mẹ ơi, hôm nay nấu gì?”.

Nguyệt Phạm 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.