Còn tổ chức kiểm tra tải trọng xe trên đường, còn... "chung chi"!

20/04/2014 - 11:52

PNO - Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TP.HCM vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định quan điểm ủng hộ chủ trương cân xe, xử lý xe quá tải của Chính phủ.

edf40wrjww2tblPage:Content

Con to chuc kiem tra tai trong xe tren duong, con...

Các địa phương đang ráo riết thực hiện chủ trương cân xe, xử lý xe quá tải, quá khổ (ảnh: Đình Thảo)

Cần kiểm tra liên tục và lâu dài

Đại diện hiệp hội, ông Đinh Nam Dinh, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM khẳng định: “Việc tăng cường kiểm tra tải trọng xe để giảm dần và tiến tới chấm dứt tình trạng xe chở hàng quá tải là hoàn toàn đúng đắn, nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội. Các doanh nghiệp vận tải hoạt động kinh doanh chân chính cũng mong muốn Chính phủ, Bộ GTVT quyết liệt chỉ đạo thực hiện triệt để, giải quyết bằng được vấn nạn xe chở hàng quá tải”.

Theo hiệp hội, chính việc “thả lỏng” cho xe chở hàng quá tải khiến các DN vận tải chân chính làm ăn rất khó khăn vì giá cước vận tải bị bóp méo. DN chở đúng quy định thì không cạnh tranh nổi với DN chấp nhận chở quá tải. Mà DN muốn chở quá tải để cạnh tranh thì luôn nơm nớp lo sợ vì rủi ro về pháp lý rất cao, thường xuyên phải đối phó, chi phí tiêu cực thì ngày càng gia tăng…

Chính vì vậy, khi Bộ GTVT có kế hoạch cân xe, xử lý xe quá tải, quá khổ thì hiệp hội đã lấy ý kiến các DN thành viên và nêu quan điểm ủng hộ chủ trương này. Ngoài ra, hiệp hội kiến nghị việc triển khai kiểm tra tải trọng xe phải đồng bộ, liên tục và lâu dài. Theo ông Dinh, vì việc kiểm tra tải trọng xe từ trước đến nay chưa thực sự đồng bộ, chưa mang tính quyết liệt, liên tục và lâu dài trên phạm vi cả nước nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Văn bản của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM nêu: “Thực tế, qua nhiều đợt kiểm tra tải trọng xe trước đây cho thấy rằng, các cơ quan chức năng chỉ “ra quân rầm rộ” trong một thời gian nhất định, nhiều lúc mang tính chất đối phó với chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố để có số liệu báo cáo sau đó lại buông lỏng việc kiểm tra tải trọng xe dẫn đến xe quá tải vẫn tiếp tục trở lại hoạt động bình thường”. Theo hiệp hội, điều này đã dẫn đến tâm lý “lờn luật, đối phó” trong giới lái xe và DN vận tải.

"Xử" xe quá tải ngay từ cảng, bến xuất phát

Tuy ủng hộ chủ trương này nhưng Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM đánh giá, phương thức kiểm tra tải trọng xe như hiện nay chỉ mới giải quyết phần ngọn của vấn đề, chưa thực sự giải quyết từ căn nguyên của vấn đề xe chở hàng quá tải. Do đó, các DN chưa tin Bộ GTVT sẽ thực hiện thành công kế hoạch chấm dứt tình trạng xe quá tải hiện nay.

Văn bản hiệp hội nêu: “Phải khẳng định rằng, khi nào còn phương thức kiểm tra tải trọng xe trên đường thì khi đó khó chấm dứt tình trạng chung chi, tiêu cực trên đường. Điển hình như vụ CSGT bảo kê cho xe chở gỗ quá tải tại Quảng Trị mà báo chí phản ánh mới đây. Mặt khác, để cho xe quá tải lưu thông ra đường thì cầu, đường đã bị ảnh hưởng, giao thông không bảo đảm an toàn…”.

Ông Đinh Nam Dinh cũng cho biết: “Khi kiểm tra tải trọng trên đường, nếu có phát hiện xe chở hàng quá tải cũng rất khó áp dụng chế tài xử phạt bổ sung để buộc lái xe, chủ xe hạ tải dọc đường được. Nguyên nhân là vì dễ gây ách tắc giao thông, thiếu phương tiện bốc xếp, bảo quản hàng hóa, thiếu chỗ chất hàng…”.

Do đó, hiệp hội kiến nghị giải pháp xử lý xe quá tải ngay tại gốc, tức là nơi có các điểm xuất phát hàng hóa lớn như: các cảng sông, cảng biển, khu công nghiệp, khu chế xuất, kho bãi, xí nghiệp... Theo hệp hội, phương thức này sẽ tăng cường khả năng giám sát lẫn nhau giữa người bị kiểm tra với lực lượng kiểm tra, dễ áp dụng các biện pháp giám sát như dùng camera để giảm nạn chung chi, tiêu cực. Đồng thời, việc kiểm tra xe quá tải tại gốc cũng dễ thực hiện chế tài buộc hạ tải hàng hóa đối với phần chở quá tải, xe quá tải cũng không còn cơ hội lăn bánh ra đường…

Biện pháp này đã từng được hiệp hội sử dụng bằng cách vận động các cảng tình nguyện tham gia. Nhưng 1 thời gian sau lại nảy sinh bất cập là các cảng tự chọn con đường “đi ngược chiều” trong bối cảnh quá tải chung, bị thiệt hại nặng về kinh tế vì chủ tàu hàng bỏ cảng, tìm đến các cảng không có quy định này. Do đó, biện pháp này chỉ duy trì được 3 tháng đành phải ngưng.

Theo hiệp hội, khi chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh một cách đồng bộ thì không có cảng nào dám thực hiện quy định cho xe ra vào cảng phải chở hàng đúng tải trọng. Nhưng nếu Nhà nước có quy định cụ thể rồi thì tất cả đều phải tuân thủ, thống nhất thực hiện sẽ không còn xuất hiện tình trạng bất cập trên nữa. Khi đó, biện pháp xử lý xe quá tải tại gốc sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nhiều biện pháp kiểm tra trên đường đang được thực hiện.

Theo Tùng Nguyên (Dân Trí)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI