Con tàu của những trái tim

19/10/2015 - 06:53

PNO - Họ, những nữ doanh nhân, trí thức, giàu tình thương, đã mở rộng tấm lòng đứng về phía phụ nữ (PN) nghèo.

Con tau cua nhung trai tim
Ảnh: Phùng Huy

Họ giúp những người buôn gánh bán bưng học ngoại ngữ để nâng cao kiến thức sống và thu nhập; lôi cuốn chị em say mê với hoạt động Hội Phụ nữ... Khi được hỏi cơ duyên nào để trái tim họ luôn ngập tràn nhiệt huyết vì cộng đồng, câu trả lời của họ rất đơn giản: do mê Hội.

Kinh doanh bệnh viện để cứu chị em

Vốn là dân kinh doanh dược phẩm, khi TP.HCM có chủ trương khuyến khích xây dựng BV tư, được sự khích lệ của nhiều người thân, trong đó có GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên giám đốc BV Từ Dũ, năm 2006, bà Nguyễn Thị Bé quyết định mở BV Quốc Ánh.

Ngay từ những ngày vừa thành lập BV, bà Bé đã chứng kiến không ít câu chuyện dở khóc dở cười của những bà mẹ công nhân 16, 17 tuổi, mặt mày non choẹt, lúng ta lúng túng chăm con. Mấy “anh bố” thì lấm la lấm lét, xẹt tới xẹt lui được một hai lần rồi “mất tích”.

Hỏi ra thì biết, các cô gái này rời quê lên thành phố sống, trót mang thai ngoài ý muốn với bạn trai, nhiều cô sau sinh có biểu hiện trầm cảm, ghét bỏ con. Bà Bé nhớ lại:

“Đau lòng nhất là có em đến BV sinh con mới hay trong bụng là cả khối u xơ to tướng đang chèn ép bào thai. PN sinh đẻ đã là chuyện khó khăn, mà thiếu kiến thức và điều kiện thăm khám phụ khoa, thai sản, phải nói là thiệt thòi vô kể. Tôi quyết định tìm đến Hội LHPN Q.Bình Tân đề nghị các chị cùng hợp tác tổ chức những chương trình khám phụ khoa miễn phí, tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho chị em”.

Chị Đoàn Thị Thanh Tâm - Phó chủ tịch Hội LHPN Q.Bình Tân kể: “Từ khi chị Bé tới “làm quen” đến giờ, hàng ngàn HV, PN trong quận, đặc biệt là những nữ lao động nhập cư, được chăm sóc sức khỏe. Năm 2011, khi Phạm Thị Nguyệt Ánh (con gái chị Bé) tốt nghiệp thạc sĩ ngành quản trị BV về phụ giúp mẹ, Ánh còn suy nghĩ ra nhiều nội dung để chăm sóc sức khỏe PN, gắn kết với Hội mật thiết hơn”.

Ngoài Q.Bình Tân, nhờ sự vén khéo của Nguyệt Ánh, bà Bé và các y bác sĩ, BV Đa khoa Quốc Ánh đã khám chữa phụ khoa, mổ mắt miễn phí cho hàng ngàn lượt bệnh nhân nghèo ở các tỉnh Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Long An, Đăk Lăk… Và những hành trình sẻ chia ân tình đó vẫn còn dài ở phía trước.  

"Hộ pháp" cho phụ nữ nghèo

Chị lúc nào cũng tất bật dù đôi mắt phảng chút u buồn… Khi đã vào ghế luật sư (LS), đôi mắt ấy lại như rực sáng, lời nói mạnh mẽ, quyết liệt. Cái “bà trông nhà quê, trông tồi tội mà dễ gần”, đó là lời bao PN nghèo nói về nữ LS Dương Thị Tới - Trưởng văn phòng luật sư Dương Tới Đạt, thành viên CLB Nữ luật sư của Hội LHPN TP.HCM, người đã quyết liệt bảo vệ không biết bao nhiêu PN bị đối xử bất công.

LS Tới sinh năm 1953, xuất thân là bộ đội Trường Sơn, tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP.HCM ngành điện - tự động hóa. Đang đi làm, chị lại bỏ đi học luật, bởi tính thẳng thắn, bộc trực và hay đấu tranh khiến chị không yên trước những bất công.

Suốt 13 năm qua, chị Tới gắn cùng Hội, cũng là chừng đó năm chị... lên bờ, xuống ruộng, bởi đối tượng chị bênh vực luôn luôn là những PN bị đánh đập, bạo hành, bị tranh giành tài sản, bị dọa giết, thậm chí là những nạn nhân của đường dây mua bán người. Có nhiều vụ việc, nữ LS phải bỏ tiền ra thuê vệ sĩ bảo vệ thân chủ, hay kéo thân chủ về nhà mình tạm lánh.

Tháng Tám mới đây, 11 hộ dân ở P.5, Q.Gò Vấp kéo đến trụ sở Hội LHPN TP.HCM nhờ can thiệp vụ cưỡng chế thi hành án. Tiếp cận hồ sơ, biết dân bị đối xử thiếu công bằng, vụ án lại sai tố tụng, LS Tới quyết liệt: “Phải làm tới nơi tới chốn”.

Thế là xuyên trưa, mấy chị ở Ban Chính sách - Luật pháp của Thành Hội xúm lại, người ngồi thảo đơn giúp dân, người đánh máy để trình Đoàn đại biểu Quốc hội và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền…

Con tau cua nhung trai tim

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI