Con nít, người lớn đọc đều được

28/11/2014 - 22:47

PNO - PN - Nhà văn Lê Văn Nghĩa luôn khiến tôi ngạc nhiên. Khoảng ba mươi năm trước, lần đầu tiên gặp anh, tôi không tin người mang khuôn mặt “rầu rầu tâm sự” mà khi viết văn có thể đem lại tiếng cười. Ấy vậy nhưng từ đó đến nay...

Sau đó, “thừa thắng xông lên”, anh viết tiếp truyện dài khác mà tôi là người đã đọc từ bản thảo và đồng tình với cách anh đặt tựa dài ngoằng, lạ đời: “Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy”. Đã thế, phía dưới anh còn “cố tình” chua thêm dòng chữ nhỏ: “Truyện dài dành cho thiếu nhi, người lớn đọc cũng hổng sao mà người già đọc càng khoái”.

Ở đây, anh đã mở ra thế giới “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của lũ nhóc xóm lao động nghèo ở Sài Gòn vào thập niên 1960. Với tư cách nhà văn, anh phải dựng lại bối cảnh sinh hoạt đường phố, học đường, lời ăn tiếng nói… của trẻ con thời ấy. Do đó, không phải ngẫu nhiên trong đó anh kỳ công “dựng lại” ngôn ngữ, thậm chí cả tiếng lóng, rồi các trò chơi của “con nít” thời ấy…

Con nit, nguoi lon doc deu duoc

Khi viết truyện cho thiếu nhi, một nhà văn có trách nhiệm bao giờ cũng nhớ đến vai trò của một nhà sư phạm. Lê Văn Nghĩa cũng vậy. Có điều yếu tố giáo dục ấy, anh “chêm” vào kín đáo và hợp lý: “Dì Hai lắc đầu, nhìn nó cười. Thằng này thiệt là… Sao con Ba này có phước, dạy dỗ làm sao mà có đứa con thiệt lễ phép. Mở miệng là dạ thưa chớ không như mấy thằng nhỏ xóm Bó Chổi, mở miệng ra là chửi thề. Đúng là có ăn có học nó khác…”. Một chi tiết nhỏ đã gửi gắm nhiều điều đấy chứ?

Nhà văn best seller Nguyễn Nhật Ánh có lần cho biết, khi viết cho thiếu nhi thì trong anh có đứa trẻ mười bốn, mười lăm chạy lon ton ngay sau trang viết. Lê Văn Nghĩa cũng không khác. Trong truyện dài này, anh đã “hóa thân” vào nhân vật “Tôi chính là con Hồng - lớp nhất hai trường tiểu học Bình Tây năm 1966” để tự sự, kể lại năm tháng đã xa: “Căn nhà nhỏ, con xóm, những cái cây, con diều, bờ ruộng, bài hát vọng cổ giữa trưa hè, những thằng bạn, những trò chơi… Tất cả đã đi về miền quá vãng. Ôi, tuổi thơ của chúng ta… Một tuổi thơ đã đi xa. Một tuổi thơ đã rời bỏ ta mà đi khi ta hờ hững!”.

Vì lẽ đó, “người lớn đọc cũng hổng sao mà người già đọc càng khoái” cũng chính là điều nhà văn Lê Văn Nghĩa muốn gửi đến thế hệ của anh.

 LÊ VĂN NGHỆ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI