Con nghiện game - cuộc đuổi bắt "truyền kỳ"

11/12/2015 - 12:11

PNO - “Đã mê game là bỏ hết, bỏ học, bỏ người yêu, bỏ gia đình. Thậm chí, có người đang nghiện ma túy mà quên luôn cả nghiện, chuyển sang nghiện game”.

Con nghien game - cuoc duoi bat

Một game thủ từng “biếu không” 10 năm tuổi trẻ cho game bảo: “đã mê game là bỏ hết, bỏ học, bỏ người yêu, bỏ gia đình. Thậm chí, có người đang nghiện ma túy mà quên luôn cả nghiện, chuyển sang nghiện game”. Khi đã bỏ hết, gia đình còn có nghĩa gì với người trẻ?

29 tuổi, bỏ game được hai năm, nhưng anh Đỗ Ngọc Tân (Q.Hải Châu, Đà Nẵng) không bao giờ quên những đêm trắng triền miên với các cuộc chiến ảo. Bắt đầu từ những trò giải trí vô thưởng vô phạt trên internet, Tân bị cuốn vào cuộc chiến Võ lâm truyền kỳ, vào hàng game thủ thế hệ đầu của thể loại đầy ma lực này.

“Khoảng năm 2004, chưa có khái niệm nghiện game, mọi biểu hiện của chúng tôi lúc ấy được xem là... đẳng cấp, là đam mê”, Tân nói. Ban đầu, Tân chỉ chơi ngoài giờ học. Lên lớp 12, lấy lý do “luyện thi đại học”, Tân đắm chìm trong quán net với các “chiến hữu”. Từ một học sinh giỏi, Tân sa sút dần với những buổi ngủ bù trên lớp. Từ giấc mơ vào Đại học Bách khoa TP.HCM, Tân đăng ký thi và “hạ cánh” an toàn vào ngành học lấy điểm thấp nhất Trường đại học Quy Nhơn.

Thấy con trai bỗng dưng thay đổi, ông Đỗ Bảy cũng băn khoăn, nhưng khi nghe Tân giải thích “học gần nhà cho tiện”, ông yên tâm. Vào Quy Nhơn, “đỡ được phân nửa khoảng cách”, Tân thường xuyên leo xe về Đà Nẵng, “sum họp” với các chiến hữu thân quen. Suốt ba năm trời ra vô giữa Đà Nẵng, Bình Định, Tân chỉ xuất hiện ở nhà vào những thời điểm “hợp lý” nhất, như nghỉ hè, nghỉ tết.

Theo anh, các game thủ “bén duyên” từ thời phổ thông, nhưng thời sinh viên mới là giai đoạn lý tưởng để “toàn tâm toàn ý” với game online, do lịch học không cố định, trườ ng đại học cũng không khắt khe trong việc quản lý sinh viên. Tân bỏ bê học hành, hai học kỳ liên tiếp bị cảnh cáo.

Bỏ học về Đà Nẵng, Tân tiếp tục chơi game, sống bằng mì gói, thức ăn nhanh, không còn phân biệt ngày đêm, chỉ đi ngủ khi thân thể rã rời; và chỉ sử dụng ngôn ngữ trong trường hợp duy nhất: hú hét, chửi thề, trêu ghẹo, khích bác nhau trong trận cao trào. Ba năm sau, chuyện Tân bỏ học mới đến tai gia đình. Quá hạn tốt nghiệp hai năm anh vẫn không mang được tấm bằng về. Vợ chồng ông Bảy bàng hoàng. Giữa cơn thất vọng, khóc lóc của ba mẹ, Tân chán nản... bỏ đi chơi game.

Tân tâm sự: “Thỉnh thoảng có nghĩ đến tương lai, gia đình, nhưng tôi tự trấn an rằng, mình có thể kiếm tiền từ game, từ việc bán đồ ảo. Cầm tiền thật trên tay, tôi lại lần nữa tin rằng mình cũng đang kiếm tiền, đang có sự nghiệp, cũng đang giống các bạn. Tôi chỉ thực sự hết hứng thú khi ngộ ra rằng, người ta kiếm được tiền vì tạo ra giá trị thực, có ích cho đời sống, còn mì nh, tuy không phạm pháp, nhưng đó là đồng tiền vô nghĩa. Sắp 30 tuổi, tôi vẫn không có gì, ngoài những bữa ăn nhanh, những giờ ngủ vạ vật. Tôi thoát khỏi game nhưng đoạn đời đẹp nhất, tươi trẻ nhất đã qua đi”.

Con nghien game - cuoc duoi bat

Chị Nguyễn Thị Lệ Hằng (P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) kể khi phát hiện đứa em học lớp 8 của mình nghiện game, mẹ chị buồn bã nằm khóc, ba dáo dác xách xe đi tìm. Có lần biết con trai trốn học, dùng học phí để chơi game, ông Nguyễn Lê Vương - ba chị ra tới tiệm net, “xách” con về nhà, đánh một trận nhừ tử.

Để được tha đòn, Lê Tuấn (em trai chị) vừa quỳ lết lại phía mẹ, vừa van xin, hứa sẽ từ bỏ game. Lần tái phạm tiếp theo, bị bắt gặp ở một tiệm net lạ, Tuấn cương quyết không chịu theo ba về nhà.

Thấy ba còn cương quyết hơn, Tuấn quay sang, quắc mắt tuyên bố: “Ba về trước, tôi về sau, còn không thì... khỏi về!”. Ông Vương lặng lẽ rời tiệm net, về quán nước đầu hẻm nhà ngồi chờ con. Hai tiếng đồng hồ vẫn không thấy Tuấn về, ông Vương lao xe ra cầu Sài Gòn, nhắn tin cho con: “Ba đang đứng trước sông. Nếu con mê muội game đến bất chấp cả nỗi đau của ba mẹ, ba sẵn sàng chết đi để con tỉnh ngộ”.

Lát sau, ông Vương thấy con gái gọi đến, khóc lóc, khuyên can. Ông Vương suy sụp: “Em con hư hỏng, không thiết gia đình, ba cũng không thiết sống”. Con gái òa khóc rồi cúp máy. Sau đó Tuấn gọi: “Con xin lỗi, con về nhà rồi”.

Tối đó, ông Vương mang một lọ thuốc trừ sâu để trước mặt con: “Nếu con đi, đến lúc quay về không thấy ba nữa, đừng trách ba”. Chị Hằng và mẹ Tuấn đứng bên khóc nghẹn. Cũng hôm đó, gia đình đề nghị Tuấn tự nhốt mình ở nhà nửa tháng, không sử dụng điện thoại, internet

Nửa tháng sau đó, bữa cơm nào của gia đình cũng nặng nề. Tuấn giữ lời nhốt mình suốt nửa tháng. Đứa em sôi nổi, hoạt bát ngày nào đã dại người đi trong những tháng ròng nghiện .

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.