Con đi xuất cảnh có cần ý kiến của cha?

20/12/2013 - 16:08

PNO - PN - Hỏi: Tôi ly hôn được 5 năm, nuôi con không cần cha cháu cấp dưỡng, nay con tôi đã 12 tuổi. Sắp tới, tôi muốn làm thủ tục để hai mẹ con định cư ở nước ngoài nhưng không biết theo quy định của pháp luật tôi có phải thông báo...

edf40wrjww2tblPage:Content

Trần Lệ Quyên (Q.Tân Bình, TP.HCM)

Trả lời: Con là con chung vĩnh viễn của cả cha mẹ, dù cha mẹ đã ly hôn. Sau khi ly hôn, cả cha và mẹ vẫn có mọi quyền và nghĩa vụ đối với con chung, có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên, hoặc đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom và có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Về nguyên tắc, chị là người được tòa án giao quyền trực tiếp nuôi con nên chị có đầy đủ các quyền của người mẹ đối với con chưa thành niên. Việc chị thay đổi nơi cư trú để có điều kiện chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con tốt hơn pháp luật không hạn chế. Vì thế, chị có quyền được phép mang con ra nước ngoài để sống chung với mình mà không phải xin ý kiến của cha đứa bé. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào pháp luật của nước nơi chị đến định cư, nếu để cho trẻ em định cư mà quốc gia đó yêu cầu phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ đứa trẻ thì chị phải tuân theo.

Mặt khác, việc chị mang con ra nước ngoài định cư sẽ ảnh hưởng đến quyền thăm nom con của người cha và nếu người cha khởi kiện, tòa có thể quyết định thay đổi người nuôi con, giao con cho người ở Việt Nam trực tiếp nuôi dưỡng.

Như vậy, để việc xuất cảnh của con được thuận lợi, chị nên thông báo, thương lượng với chồng cũ vì quyền lợi và tương lai của con, nhằm tránh việc cha đứa bé ngăn cản, tranh chấp xin thay đổi quyền nuôi con.

LS Lê Nguyễn Thuyền Quyên (Đoàn Luật sư TP.HCM )

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI