Con dâu "sống cho mình", mẹ chồng khốn khổ

06/06/2021 - 21:37

PNO - Bà giáo buồn bã thừa nhận: con dâu hư là do lỗi của bà, bà đã không dứt khoát dạy dỗ từ khi cô gái ấy mới về nhà chồng...

Trong bài báo Hãy phiêu lưu trong… giới hạn, tác giả Lan Khôi có đề cập quan điểm: "Sống cho mình, nhưng đừng quên người thân"- điều này thật đúng. Tôi xin kể câu chuyện một cô con dâu bên hàng xóm. Cô ấy "sống cho mình, sống vì mình" nhưng khiến người chung nhà là anh chồng và bà mẹ chồng khốn khổ. 

suốt 11 năm ròng rã, vì giữ êm ấm cho gia đình, mẹ chồng nín nhịn, làm tất cả mọi việc để chiều lòng con dâu
Suốt 11 năm ròng rã, vì giữ êm ấm cho gia đình, mẹ chồng nín nhịn, làm tất cả mọi việc để chiều lòng con dâu - Ảnh minh họa

Người mẹ năm nay đã 65 tuổi, là giáo viên tiểu học nghỉ hưu. Chồng mất sớm, lương hưu ít ỏi, bà tập trung nuôi heo để tăng thu nhập. Tới mùa đậu phộng, bà ép dầu để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Con trai bà đã 37 tuổi nhưng công việc không ổn định, anh vừa phụ mẹ chăm đàn heo, vừa bán bảo hiểm. Mấy năm nay, heo thịt mất giá liên tục, thu không đủ chi, cuộc sống của họ chênh vênh, lâm vào cảnh nợ nần.

Mấy năm nay, giá heo giảm mạnh khiến mẹ chồng lâm vào cảnh nợ nần - ảnh Lê Phúc
Mấy năm nay, giá heo giảm mạnh khiến mẹ chồng lâm vào cảnh nợ nần - ảnh Lê Phúc

Chị Hà là con dâu của bà giáo. Chị làm bảo mẫu trong một trường mầm non tư thục được hai năm nay. Hồi mới về làm dâu, chị vừa học xong và chưa có việc làm nhưng vẫn giữ nếp sống tự do và bừa bãi như thời con gái, thường xuyên thức giấc muộn vào buổi sáng và ngủ trưa đến 3-4 giờ chiều mới dậy.

Việc nhà cửa chị Hà ít khi đụng tay dọn dẹp, dù rảnh rỗi. Thay vào đó, chị chuyên tâm lướt Facebook và Tiktok giải trí. Chị luôn cảm thấy đời sống hôn nhân tù túng sinh ra rất thích đi du lịch, nên khi có điều kiện là chị "xách ba lô lên và đi".

Ngược lại, sau những giờ quần quật làm việc, mẹ chồng phải về nhà lo cơm nước cho con dâu và con trai ăn. Mâu thuẫn của họ nảy sinh từ đó.

Rồi con trai của anh chị chào đời. Vì thương con, thương cháu, mẹ chồng tiếp tục "bao thầu" hầu hết mọi việc trong nhà, từ nấu nướng, lau dọn, đi chợ... Cô con dâu chỉ việc ngồi một chỗ vừa bế con vừa ôm điện thoại lướt mạng xã hội.

Bà mẹ chồng hậm hực với con dâu nhưng sợ mang điều tiếng với hàng xóm nên không dám nặng lời.

Một thời gian sau, thấy không ổn, bà bằng mời hai vợ chồng anh chị “nói chuyện”, yêu cầu con dâu phải thay đổi, biết chăm lo chuyện nhà cửa, bếp núc, chăm con… Nhưng con dâu dạ dạ, vâng vâng chứ không thay đổi. 

Dịp lễ tết, khi họ hàng bên chồng sum họp, cô con dâu thường kiếm cớ dẫn con về ngoại với lý do “không thích ồn ào”. Bà con đến chơi, chị không chào hỏi, chỉ ở trong phòng lướt điện thoại. Mẹ chồng luôn phải nói đỡ: "Cháu nó bận lắm, mong mọi người thông cảm, bỏ qua".

Một lần, mẹ chồng giận dữ chất vấn chị Hà: "Họ hàng đến chơi, dù con không thích cũng phải giữ thể diện cho chồng và gia đình. Sao lại cư xử như vậy?". Chị vùng vằng: "Tính con nó thế từ bé. Mẹ không chấp nhận thì con đành ra đi thôi".

Nói rồi, chị ôm con về nhà cha mẹ ruột, để lại lá đơn ly hôn với lý do “không hợp với chồng và mẹ chồng”. Với chị, hạnh phúc là khi được sống tự do, sống thật với chính mình, cuộc sống ở nhà chồng khiến chị mệt mỏi, tù túng.

Bà mẹ chồng nín nhịn, vay mượn để mua mảnh đất nhỏ, dựng nhà cho vợ chồng anh chị ra ở riêng; rồi rút tiền tiết kiệm sắm sửa vật dụng trong nhà. Sợ con dâu thất nghiệp sẽ lười biếng, sinh tật, bà tất tả gõ các cửa xin việc cho chị.

Khi con dâu nhận việc, đi làm ở trường mầm non, cả nhà đều vui mừng, hy vọng con dâu sẽ biết ơn mẹ chồng mà thay đổi. Nhưng bà mẹ chồng lại thất vọng thêm lần nữa. 

Từ ngày chị đi làm, chuyện nhà, chuyện con cái đi học, chị phó thác hết cho mẹ chồng và chồng. Thời gian rảnh chị chỉ làm những việc theo sở thích của mình. Tiền lương hằng tháng, chị để dành tiêu dùng cá nhân chứ không gửi mẹ chồng  tiền chợ búa, cơm nước hay lo cho cháu.

Chị cũng bắt đầu so sánh chồng mình với chồng bạn, chê chồng không biết làm ăn, thu nhập ít ỏi, không bằng người ngoài. Đến mức này, chồng chị thật sự mệt mỏi và anh mong được ly hôn, nhưng mẹ anh vẫn khuyên con trai nín nhịn vợ, đừng ly hôn, hãy thương đứa con còn nhỏ.

Những lúc bạn bè thân thiết chia sẻ, bà buồn và rười rượi thừa nhận: con dâu hư là do lỗi của bà, bà đã không dứt khoát dạy dỗ từ khi cô gái ấy mới về nhà chồng...

Thanh Vạn

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Để mỗi lần giỗ là một lần vui

    Để mỗi lần giỗ là một lần vui

    15-10-2024 05:46

    Chúng tôi quyết định họp kín, bàn phương án đối phó để đỡ phải huy động nhân sự nấu nướng rình rang từ giỗ sau.

  • Bất mãn "thùng nước dùng" của chồng

    Bất mãn "thùng nước dùng" của chồng

    14-10-2024 21:26

    Người ta tin rằng “thùng nước dùng” của các ông như một miếng đệm chèn vô duyên.

  • Mắc kẹt giữa trách nhiệm nuôi con và nuôi cha mẹ

    Mắc kẹt giữa trách nhiệm nuôi con và nuôi cha mẹ

    14-10-2024 06:37

    Họ buồn nhất không là việc phải gửi tiền về quê, mà là sự “bất công” trong cách mà cha mẹ “trói buộc” các con vào chữ trách nhiệm.

  • Cơn say nắng âm thầm

    Cơn say nắng âm thầm

    13-10-2024 16:23

    Vài tuần tin nhắn quan tâm qua lại, chị tưởng như mình đã gặp được tri kỷ trong lòng...

  • Tổ ấm có 2 người

    Tổ ấm có 2 người

    13-10-2024 07:12

    Hạnh phúc của chị “đóng đinh” vào việc được lo toan, dặn dò; vào chăm lo cho con trong ràng buộc.

  • Chồng không chịu tiến

    Chồng không chịu tiến

    12-10-2024 11:01

    Trước đây Linh chọn Hưng vì cần một chồng giản đơn, hiền lành. Còn bây giờ, bạn lại đôn đáo muốn chồng mình tháo vát để thành công.

  • Lòng bao dung của trẻ thơ

    Lòng bao dung của trẻ thơ

    12-10-2024 05:57

    Nhìn bãi chiến trường trước mắt, tôi bất lực, uất ức, tủi thân đến ứa nước mắt. Cuộc sống của một người mẹ đơn thân thực sự chưa bao giờ dễ dàng.

  • Những tin nhắn tình yêu

    Những tin nhắn tình yêu

    11-10-2024 15:40

    Chẳng có chuyện gì to tát, chỉ là mâu thuẫn thường ngày, nhưng hình như tình cảm vợ chồng đã có dấu hiệu nhạt phai.

  • Bước qua khủng hoảng ly hôn

    Bước qua khủng hoảng ly hôn

    11-10-2024 06:18

    Khủng hoảng ly hôn là một giai đoạn không hề dễ dàng. Tùy theo cách cuộc hôn nhân kết thúc, mức độ khủng hoảng cũng khác nhau.

  • Chống ngán "ngôn ngữ cơ thể" cho chồng

    Chống ngán "ngôn ngữ cơ thể" cho chồng

    10-10-2024 22:00

    Nếu hứng thú, vợ chồng bạn có thể tham khảo “kho” ngôn ngữ cơ thể trên các trang mạng.

  • Khi nào lấy tiền tiết kiệm ra tiêu?

    Khi nào lấy tiền tiết kiệm ra tiêu?

    10-10-2024 13:24

    Không thiếu những người thu nhập ngất ngưởng, nhưng không biết quản lý tiền nên vẫn lao đao thiếu thốn...

  • Ở vậy nuôi con hay đi bước nữa?

    Ở vậy nuôi con hay đi bước nữa?

    10-10-2024 06:25

    Muốn tìm hạnh phúc cho riêng mình, nhưng nhiều người sợ đi bước nữa sẽ ảnh hưởng đến con.

  • Chẳng có gì là vụn vặt

    Chẳng có gì là vụn vặt

    09-10-2024 06:34

    Đàn ông giỏi làm ra tiền nhưng chi tiêu vung tay thì tiền cũng tìm cách chạy qua túi người khác, vợ con chẳng được nhờ.

  • "Lột xác" vì sợ mất chồng

    "Lột xác" vì sợ mất chồng

    08-10-2024 19:20

    Nguyên nhân sâu xa của sự “lột xác” là do Duyên sợ mất chồng. "Nếu mình không thay đổi, anh ấy sẽ đi tìm những quan hệ ngoài luồng”, Duyên thành thật.

  • Sau cơn say nắng

    Sau cơn say nắng

    08-10-2024 13:11

    Chiều muộn, anh vẫn nán lại nhìn Quỳnh, trong khi ở nhà, vợ anh đang chờ chồng về ăn cơm.

  • 2 cây vàng của má

    2 cây vàng của má

    08-10-2024 07:16

    Bà cho tôi thời hạn 2 năm. Trong 2 năm đó, bà sẽ can thiệp để chồng không ép gả con cho ai khác...

  • Mẹ đã về với ba

    Mẹ đã về với ba

    07-10-2024 17:35

    Ngày ba tôi đi với người vợ mới, mẹ tôi vừa hận vì bị phản bội, vừa tủi phận mình nghèo.

  • Cẩn trọng trước những “đồng cảm" trên mạng

    Cẩn trọng trước những “đồng cảm" trên mạng

    07-10-2024 06:24

    Nhiều hội nhóm khai thác nội dung phụ nữ vất vả, thiệt thòi nhưng không được chồng ghi nhận, với mục đích tăng tương tác, tăng thành viên.